Đức và Anh khác biệt ra sao trên mặt trận chống đại dịch Covid-19

Khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 tăng lên chóng mặt các ca nhiễm và tử vong toàn thế giới.

Cả Đức và Anh đang phải đối mặt với số ca nhiễm tăng mạnh khi châu Âu đang là điểm nóng của dịch bệnh. Theo trang SCMP, Đức và Anh đang có cách xử lý dịch bệnh khác nhau khi đánh giá về cách tiếp cận phản ứng của cả hai nước đối phó với dịch bệnh.

Ảnh minh họa. Nguồn:DPA

Ảnh minh họa. Nguồn:DPA

Tính đến ngày 13/4, Đức có khoảng 128.000 ca nhiễm và 3043 người tử vong vì Covid-19. Trong khi đó, Anh đã thông báo có khoảng 11.329 ca tử vong và 85.199 ca nhiễm.

Một ngày trước đó, 697 người đã tử vong tại Anh, gấp 5 lần so với Đức mặc dù số ca nhiễm ở Anh đang ít hơn so với Đức. Một số chuyên gia y tế nói rằng, giải thích về mức độ khác biệt trong cách xử lý dịch của hai nước dẫn đầu kinh tế về châu Âu nói rằng, Đức đã có phản ứng phong tỏa đất nước ngay từ khi đại dịch bùng phát ở nước này vào ngày 16/3 trong khi Anh vẫn mở cửa, tự do đi lại và chậm chạp các phản ứng giãn cách xã hội. Theo giới chuyên gia y tế, Đức đã nhanh chóng hành động. Sau khi phong tỏa đất nước, vài ngày sau đó Đức đã cho đóng cửa trường học nhưng Anh vẫn chưa có hành động này cho đến ngày 18/3.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đầu tiên đã kêu gọi "sự bình tĩnh và tiếp tục" trong bối cảnh Anh tiếp tục mở cửa các nhà hàng, nhà hát, câu lạc bộ, quán rượu và trường học. Chính phủ Anh ban đầu đã hi vọng có thể bảo vệ những người dễ gặp rủi ro nhất trong cộng đồng là người cao tuổi nhưng lại không chú ý đến nhóm đối tượng là những người ít bị tổn thương lại bị nhiễm virus và lây lan mạnh ra cộng đồng.

Kế hoạch miễn dịch cộng đồng

Mọi việc cứ diễn biến bình thường cho đến ngày 16/3 sau khi các chuyên gia y tế cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Thủ tướng Johnson vẫn tiếp tục yêu cầu người dân vệ sinh tay và tự cách ly nếu bị nhiễm bệnh. Trong khi đó, hầu hết các quốc gia phương Tây đã đóng cửa.

Một số các quốc gia khác thậm chí đã tiến hành xét nghiệm Covid-19. Liên tục có khoảng cách tiếp cận khác biệt giữa Anh và Đức trong khi các chuyên gia y tế vẫn đưa ra cảnh báo về mức độ nguy hiểm của loại dịch bệnh lần này. Vào giữa tháng ba, Đức đã tiến hành xét nghiệm cho khoảng 103.000 người dân mỗi ngày tại 132 phòng thí nghiệm khắp nước trong khi Anh mới chỉ xét nghiệm cho 5.000 ca mỗi ngày.

"Chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho nhiều người. Bởi việc tiến hành xét nghiệm sớm nên chúng tôi có thể nắm bắt nhiều hơn về tình hình dịch bệnh ở giai đoạn sớm. Chúng tôi đã có một khởi đầu từ hai đến ba tuần trước đó và điều này là rất quan trọng", ông Christian Drosten, nhà nghiên cứu virus học tại Bệnh viện Charite ở Berlin nói.

Thủ tướng Đức Angela Merkel thể hiện sự bình tĩnh những quyết đoán đưa nước Đức vào "trạng thái ngủ đông" thông qua lệnh phong tỏa và thông báo với cả nước vào ngày 3/3 rằng bà sẽ không bắt tay bất kỳ ai nhằm đề phòng mọi rủi ro của dịch bệnh.

Tại Anh, Thủ tướng Johnson vẫn thông báo ông đã bắt tay với một số người, thậm chí là cả bệnh nhân khi đến thăm bệnh viện.

Về cách xử lý khác biệt của hai nước trong cuộc chiến chống dịch bệnh, Thủ tướng Merkel đã tự cách ly trong 14 ngày cho đến khi xét nghiệm với kết quả dương tính.

Ngược lại, Thủ tướng Johnson đã xét nghiệm dương tính với Covid-19 vào ngày 27/3 tuy nhiên vẫn tiếp tục công việc. Thủ tướng Johnson đã phải nhập viện vào ngày 5/4 và chuyển sang chăm sóc tích cực một ngày sau đó.

Theo Văn phòng Thủ tướng Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã quay trở về phòng bệnh bình thường sau 3 đêm điều trị tại khu chăm sóc tích cực (ICU).

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được điều trị hỗ trợ thở oxy thông thường và không cần đặt máy thở, phát ngôn viên của ông thông báo hôm thứ 3 (7/4), sau khi thông tin nhà lãnh đạo này phải chuyển đến khu chăm sóc tích cực (ICU) được truyền thông đăng tải, CNN đưa tin.

Một thông cáo phát đi vào tối thứ 5 (9/4) cho hay: "Thủ tướng đã được chuyển khỏi khu chăm sóc đặc biệt vào tối nay về phòng bệnh bình thường nơi ông sẽ nhận được sự giám sát chặt chẽ trong suốt giai đoạn hồi phục đầu tiên".

"Đại dịch không phải là chiến tranh. Các quốc gia không hề xung đột với nhau. Đây đang là phép thử cho loài người. Chúng ta hãy cũng nhau vượt qua", Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết.

"Chúng ta phải hành động giống như đang đối mặt với cuộc chiến và cùng hỗ trợ kinh tế vượt qua giai đoạn suy thoái. Kẻ thù có thể đánh bại", Thủ tướng Anh Johnson nhấn mạnh.

Giới chuyên gia cho rằng, bức tranh xử lý dịch bệnh của Anh và Đức có vẻ khác nhau. Một trong số các cố vấn đứng đầu của chính phủ Anh – ông Jeremy Farrar nói trong phỏng vấn BBC rằng Anh đang phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất, tờ Politico cho biết.

"Phản ứng của chính phủ Anh đặt ra câu hỏi với nhiều chuyên gia cùng với đó là các hành động so sánh đối phó với dịch bệnh cùng với các nước châu Âu", tờ Politico nhấn mạnh

Mặt khác, Thủ tướng Merkel sau đó đã đưa ra thông báo lần lượt nới lỏng các hạn chế đối với đất nước, từng bước kích hoạt trở lại đối với các nhà hàng, doanh nghiệp và trường học.

"Chúng ta có thể sẽ vẫn đối mặt với các rủi ro phía trước. Vì vậy, tình hình dịch bệnh hiện tại có thể kiểm soát những vẫn phải lạc quan trong thận trọng", Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/duc-va-anh-khac-biet-ra-sao-tren-mat-tran-chong-dai-dich-covid-19-20200414164338098.htm