Dùng 3 thứ nước này tưới cho cây lưỡi hổ, chồi non mọc lên tua tủa, ra hoa trắng muốt
Nếu biết cách chăm sóc, cây lưỡi hổ sẽ nhanh lớn, ra nhiều chồi non, thậm chí còn ra hoa.
Cây lưỡi hổ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như lưỡi hùm, lưỡi cọp, hổ vĩ mép vàng… Đây là loại cây có sức sống mạnh mẽ, có thể sinh trưởng trong các môi trường khắc nghiệt. Nếu chăm đúng cách, cây sẽ liên tục ra chồi non. Cây lưỡi hổ cũng có thể ra hoa. Hoa của chúng có màu trắng ngà, mọc thành cụm. Mỗi cụm 10 bông, mỗi bông có 5 cánh hoa hoa. Hoa tàn sẽ kết thành hạt. Người ta có thể lấy hạt này để nhân giống cây mới.
Để cây lưỡi hổ ra nhiều chồi và sớm ra hoa, bạn cần chú ý đến việc chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho cây.
3 thứ nên bón cho cây lưỡi hổ
Dầu thải từ máy hút mùi
Dầu thải từ máy hút mùi là thứ tưởng bỏ đi nhưng lại có thể sử dụng để tưới cho một số loại cây trồng. Cây lưỡi hổ là một trong số đó.
Dầu thải từ quá trình nấu nướng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể thúc đẩy sự phát triển của cây trồng.
Sau khi lấy dầu thải từ máy hút mùi, bạn nên pha loãng dầu với nước rối tưới vào gốc cây. Bạn có thể làm việc này nửa tháng một lần. Sau chưa đầy một tháng, bạn sẽ thấy chồi non mọc lên.
Nước vo gạo
Nước vo gạo chính là thần dược đối với các loại cây trồng. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng giúp cây phát triển tốt, vừa giữ cho đất tơi xốp, không bị nén chặt. Cây lưỡi hổ cũng rất thích nước vo gạo. Bạn hãy giữ lại nước vo gạo sau mỗi lần nấu cơm. Cho nước này vào trong thùng/chai và đậy kín (chỉ đổ khoảng 80% thùng/chai, không đổ đầy để khi nước gạo lên men tạo ra khí không làm nổ thùng/chai). Để nước gạo ở nơi thoáng mát cho lên men trong vòng 20 ngày là có thể đem ra sử dụng.
Khoảng 10-15 ngày, đem nước gạo lên men pha loãng tưới cho cây một lần. Như vậy, chồi non và rễ cây sẽ phát triển mạnh mẽ, lá bóng mượt.
Đậu nành
Đậu nành chứa nhiều protein, có thể dùng để bón cho các loại cây trồng, giúp cây phát triển mạnh hơn.Bạn có thể sử dụng bã đậu nành (từ việc làm sữa đậu, làm đậu phụ) ủ cho lên men và đem bón cây.
Cách làm bã đậu nành lên men không khó. Bạn hãy lấy bã đậu hòa với chút nước rồi bỏ vào thùng kín, ủ khoảng 20 ngayờ̉ nơi thoáng mát. Sau khi bã đậu lên men thì đem pha loãng với nước rôìtưới vào gốc cây.
Ngoài ra,bạn có thểluộc chín hạt đậu nành và để nguội. Đào vài lỗ nhỏ trong chậu hoa rồi cho đậu nành đã luộc chín vào đó và lấp đất lại. Sau một thời gian, các hạt đậu nành sẽ lên men và phân hủy, giải phóng các chất dinh dưỡng cho cây.
Một số lưu ý khác khi trồng cây lưỡi hổ
Ánh sáng
Cây lưỡi hổ có thể chịu được nắng và bóng râm nên bạn có thể trồng cây ngoài trời hoặc trong nhà đều được. Điểm khác biệt là khi trồng ngoài trời, cây sẽ phát triển nhanh hơn, khả năng ra hoa tốt hơn, còn cây trồng trong nhà sẽ sinh trưởng chậm và khó nở hoa. Tuy nhiên, bạn không nên đột ngột chuyển cây đang trồng trong nhà ra ngoài trời nắng. Làm như vậy, cây sẽ bị cháy nắng. Hãy tăng dần ánh sáng để cây làm quen.
Tưới nước
Cây lưỡi hổ không có nhu cầu nước nhiều nhưng để ra hoa, cây cần có đủ nước. Mùa lạnh, bạn có thể tưới cây 1-2 lần/tháng, không để đất quá khô. Khi tưới thì nên tưới dưới chậu rồi từ từ hướng lên trên.
Thay đất và thay chậu hàng năm
Để cây lưỡi hổ có thể sinh trưởng tốt, ra nhiều chồi mới, bạn nên thay đất và thay chậu định kỳ cho cây. Chậu quả nhỏ sẽ không có chỗ để rễ cây phát triển. Thay đất mới giúp cây có thêm dinh dưỡng và tránh tình trạng đất bị nén chặt làm rễ cây không thể phát triển.