Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc vào năm 1974. Đến năm 1987, di tích lịch sử này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia đã tiến hành các cuộc khai quật tại lăng mộ này và có nhiều khám phá quan trọng, đặc biệt là đội quân đất nung.
Việc tìm thấy đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng hé lộ nhiều bí mật về việc mai táng Vua Tần cũng như công nghệ, quân sự, nghệ thuật và văn hóa của người Trung Quốc sống cách đây hơn 2.200 năm trước.
Mỗi bức tượng đất nung tại nơi an nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng đều là duy nhất, không có sự trùng lặp. Chúng có kích thước tương đương người thật với chiều cao từ 175 - 190 cm.
Thêm nữa, mỗi tượng chiến binh đất nung đều có cử chỉ, nét mặt, kiểu tóc, vóc dáng, thậm chí màu sắc tượng cũng khác nhau. Các bức tượng được phân chia làm nhiều loại như: bộ binh, cung thủ, tướng lĩnh, kỵ binh...
Theo các sử gia, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng lăng mộ cũng như đội quân đất nung sau khi lên ngôi lúc 13 tuổi. Hơn 700.000 công nhân đã làm việc liên tục trong khoảng 40 năm để hoàn thành hàng ngàn bức tượng đất nung.
Một số người tin rằng, đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng có thể sống lại ở thế giới bên kia.
Theo đó, Tần Thủy Hoàng sẽ vẫn sở hữu một đội quân hùng mạnh, thiện chiến như khi còn sống và tiếp tục các cuộc chinh phạt ở cõi âm. Nhờ đó, ngay cả sau khi băng hà, ông sẽ có cuộc sống vương giả, quyền lực bất tận.
Căn cứ vào những bức tượng đất nung này, một số chuyên gia đã dùng AI phục dựng chân dung và nhận được kết quả bất ngờ, thú vị.
Gương mặt phục dựng những tượng binh sĩ đất nung vô cùng sống động với những đường nét trên gương mặt và biểu cảm chân thực. Trong số này, những hình ảnh phục dựng đều là dạng ảnh selfie của các binh sĩ đất nung.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Tâm Anh (TH)