Đừng để con bạn thiếu năng lượng trong ngày trở lại trường

Bữa sáng vội vàng, thiếu dinh dưỡng hoặc không chú trọng bổ sung năng lượng sau giờ ra chơi sẽ khiến bé sẽ lờ đờ, ngủ gật, khó tập trung nghe giảng, hoạt động thể chất kém.

Làm sao để trẻ học tốt, vui chơi thoải mái luôn là băn khoăn của nhiều cha mẹ. Bên cạnh việc giúp trẻ cảm thấy yêu thích, hứng thú với học tập thì chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng rất quan trọng.

Trẻ em Việt Nam không có đủ năng lượng khi đến trường?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, não tiêu thụ gần 20% năng lượng cơ thể mỗi ngày. Nếu không được cung cấp đủ năng lượng hoặc thời gian học dày đặc, trẻ có thể mệt mỏi, đờ đẫn, dẫn đến khó tiếp tục bài học. Chưa kể đầu năm học là lúc trẻ vừa trải qua một kỳ nghỉ hè với lịch trình sinh hoạt khác hẳn, nên đôi khi các bé chưa thực sự sẵn sàng để trở lại với guồng học tập.

Chính vì điều này, việc bổ sung đủ năng lượng cho bé khi trở lại trường rất quan trọng. Trong đó, trẻ đạt dinh dưỡng tối ưu khi ăn đủ 3 bữa ăn một ngày kèm theo 1-2 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng. Riêng bữa sáng cân bằng cần cung cấp 25-30% năng lượng cho cả ngày.

Bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, cho biết bữa sáng cung cấp năng lượng cho ngày mới, giúp duy trì cân nặng hợp lý, bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động não bộ, miễn dịch, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Trẻ đạt dinh dưỡng tối ưu bao gồm 3 bữa ăn một ngày và 1-2 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng. Ảnh: Istock.

Trẻ đạt dinh dưỡng tối ưu bao gồm 3 bữa ăn một ngày và 1-2 bữa ăn nhẹ bổ dưỡng. Ảnh: Istock.

Dinh dưỡng kém có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng nhận thức, học tập của trẻ trong độ tuổi đi học. Sự thật đáng buồn là theo nghiên cứu của Bộ Y tế, thực trạng trẻ bị đói khi đến trường vẫn còn tồn tại. Số trẻ tới trường hàng ngày bị đói chưa được xác định rõ, tuy nhiên đây là tình trạng khá phổ biến ở các nước đang phát triển.

Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng còn chỉ ra một thực trạng khác. Đó là ở Việt Nam, bữa sáng cho trẻ chỉ cung cấp khoảng 23% năng lượng cả ngày. Cuộc sống bận rộn thường khiến các bà mẹ có rất ít thời gian để chuẩn bị bữa ăn sáng chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng. Những bữa sáng với đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán, bánh ngọt, chứa nhiều tinh bột, no bụng nhưng không đủ chất. Thậm chí, chúng chứa hàm lượng chất béo khá cao, có thể làm hao hụt năng lượng của trẻ.

Mẹ cần làm gì để bé vững bước trở lại trường?

Thời điểm bước vào năm học mới là bước đệm cực kỳ quan trọng với mỗi đứa trẻ, nhất là đối với những cô cậu học sinh vừa vào lớp 1. Bố mẹ cần đem đến sự chuẩn bị tốt nhất cho con trong giai đoạn này, từ sách vở, dụng cụ học tập, đồng phục cho đến sức khỏe. Dù vậy, nhiều người mẹ vẫn chưa hoàn toàn tự tin rằng mình đã cung cấp đủ năng lượng cho con hay chưa.

Mẹ Trần Minh Phương (Hà Nội) cho biết khi nghỉ hè, bé được chăm sóc đầy đủ, đói lập tức có đồ ăn ở tủ lạnh. Tuy nhiên, bắt đầu năm học mới, trẻ bị thay đổi về tâm lý, thói quen sinh hoạt, chị lo con sẽ mệt mỏi, uể oải trong giờ học và ra chơi. Hai thời điểm chị lo nhất trong ngày là bữa sáng, khi dậy muộn con không kịp ăn uống chỉn chu. Thời điểm còn lại là giữa giờ, con hoạt động thể chất liên tục với bạn bè và nhiều tiết học đang chờ sau đó.

Mẹ Thoa Trần lo lắng con gái bị thiếu hụt năng lượng để học tập và vui chơi khi đến trường. Ảnh: NVCC.

Mẹ Thoa Trần lo lắng con gái bị thiếu hụt năng lượng để học tập và vui chơi khi đến trường. Ảnh: NVCC.

Cùng chung nỗi lo, mẹ Thoa Trần (TP.HCM) tâm sự: "3 tháng hè được vui chơi, ăn ngủ thoải mái nên khi bắt đầu nhập học, con gái tôi tâm trạng ỉu xìu, sức khỏe có phần thay đổi. Tôi thường theo dõi con mỗi ngày nên hiểu rằng bé cần có thời gian để thích nghi. Tôi đang nghiên cứu cách để tiếp năng lượng cho bé vào 2 thời điểm là bữa sáng - cung cấp năng lượng để bắt đầu ngày mới và cả ‘hành trang’ cho con mang theo vào giờ ra chơi”.

Nếu như các mẹ có cùng trăn trở trên, hãy nhớ nguyên tắc cơ bản là bữa sáng của trẻ cần có đủ 4 nhóm chất cần thiết: trái cây/rau, protein, sữa và ngũ cốc. Nhóm trái cây, rau củ là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ và một số chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Nhóm protein (chất đạm) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Một bữa sáng cân bằng cần cung cấp 25-30% năng lượng cho cả ngày. Ảnh: Fepimgas.

Một bữa sáng cân bằng cần cung cấp 25-30% năng lượng cho cả ngày. Ảnh: Fepimgas.

Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa chứa đầy đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, trong sữa có hàm lượng canxi cao, dễ hấp thụ. Ngũ cốc (nhóm chất bột đường) cung cấp 50-60% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ.

Để trẻ học tập hiệu quả hơn, bố mẹ có thể cho bé uống một hộp Milo bữa sáng - thức uống cân bằng với công thức đặc chế dành riêng cho bữa sáng. Thức uống này bổ sung gần 7% năng lượng những món ăn sáng thông thường chưa cung cấp đủ. Bên cạnh thành phần chính là sữa, cacao và lúa mạch, sản phẩm còn có thêm 3 loại ngũ cốc dinh dưỡng gồm yến mạch, gạo lứt và lúa mì, cho trẻ đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, chất xơ, vitamin và khoáng chất…

Sản phẩm được Viện Dinh dưỡng xác định có tỷ lệ cân bằng đạm - đường - chất béo (dựa theo Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng). Kết hợp Milo - thức uống bữa sáng cân bằng cùng khẩu phần ăn sáng là giải pháp đơn giản, nhanh gọn, mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng đầy đủ.

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng cho lịch học và hoạt động dày đặc. Ảnh: Thoa Trần.

Trẻ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng cho lịch học và hoạt động dày đặc. Ảnh: Thoa Trần.

Bên cạnh đó, giờ ra chơi cũng là một thời điểm vàng để bố mẹ có thể giúp trẻ nạp năng lượng. Sau khi trẻ hoàn thành những tiết học và trước khi tham gia các hoạt động vui chơi thì trẻ cần một nguồn năng lượng đến từ bánh ngọt, thức uống năng lượng… để cơ thể không bị uể oải trong những giờ học tiếp theo.

Thực tế, mỗi tiết học của trẻ sẽ đốt cháy khoảng 60 calo. Sau giờ học, trẻ sẽ được thư giãn và tham gia hoạt động thể chất. Mỗi giờ, chơi bóng rổ có thể đốt cháy 400 calo, bóng đá là 300 calo, bơi lội là 200 calo, bóng chuyền là 150 calo. Đi xe đạp đốt cháy khoảng 118-172 calo/giờ, trượt ván là 74-108 calo. Thậm chí, hoạt động nhẹ nhàng như múa ba lê cũng đốt cháy được 71-103 calo/ngày.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia của Nestlé, sau thời gian dài nghiên cứu và liên tục cải tiến sản phẩm, đã giới thiệu thức uống năng lượng Milo tiếp sức giờ ra chơi với công thức Activ-Go – sự kết hợp độc đáo giữa các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cùng sữa, ca-cao và năng lượng từ mầm lúa mạch. Nhờ có Milo giờ ra chơi, trẻ luôn được cung cấp đầy đủ năng lượng, cơ thể khỏe khoắn và phát triển thể chất toàn diện để tham gia các hoạt động trong năm học mới.

Giang Nam Phương - HP

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/dung-de-con-ban-thieu-nang-luong-trong-ngay-tro-lai-truong-post983036.html