Dược tửu: Uống đúng mới bổ
Dùng rượu thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc: Đúng bệnh, đúng người, đúng liều lượng
Nhiều người tự mua thuốc bổ hoặc dược liệu về ngâm rượu hoặc do được biếu tặng, thấy quý nên cứ dùng mà không biết rằng việc sử dụng dược tửu (rượu thuốc) là vấn đề không đơn giản.
Tai hại vì lạm dụng
Trước hết, cần phải biết công lực của rượu thuốc phụ thuộc vào hai thành tố: Rượu và thuốc. Rượu giúp thuốc ngấm vào cơ thể.
Nếu để trị bệnh, trước hết, người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế dược tửu cho phù hợp. Ví dụ cùng là bệnh dương nuy (liệt dương) nhưng với người thuộc thể bệnh âm hư thì dược tửu chọn dùng sẽ hoàn toàn khác với người có thể bệnh dương hư.
Rượu rắn hổ mang - một loại dược tửu được bán dạo khá nhiều. Ảnh: Hồng Thúy
Nếu để bồi bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì phải căn cứ vào tuổi tác, giới tính, thể chất... Nghĩa là phải xác định được phần nào trong cơ thể bị hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư hay huyết hư) và tạng phủ nào cần bồi bổ (tâm, can, tì, phế, thận...) để chọn phương, lựa dược.
Chẩn bệnh sai thì khi dùng dược tửu sẽ không có tác dụng, thậm chí có thể gây hại. Trên thực tế, không hiếm người vì lạm dụng hoặc dùng nhầm rượu thuốc nên đã bị cao huyết áp, tai biến mạch máu não, dị ứng, tiểu ra máu.
Bốn loại dược tửu cơ bản
- Bổ âm: Dùng cho người bị bệnh thuộc thể âm hư hoặc thể chất thiên về âm hư, biểu hiện là người gầy, miệng ráo họng khô, hay hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, hay mộng mị, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, gò má đỏ, di tinh, ù tai, đại tiện táo, tiểu tiện lượng ít và sắc vàng; lưỡi khô đỏ, ít hoặc không có rêu...
Phối hợp để được song bổ
Trên thực tế, bệnh trạng thường đan xen nên người ta thường phối hợp các loại dược tửu để tạo công dụng song bổ. Các loại dược tửu này thường kết hợp giữa bổ âm và bổ dương hoặc bổ khí và bổ huyết. Chẳng hạn như ích thọ tửu, cố bản địa hoàng tửu, khước lão tửu, trường xuân tửu, bổ khí dưỡng huyết tửu, dưỡng vinh tửu, sâm quy tửu, nhân sâm câu kỷ tửu, diên thọ tửu, bát trân tửu, thập toàn đại bổ tửu, phù nhược tiên phượng tửu...
Các loại rượu bổ âm thường được sử dụng là thần tiên diên thọ tửu, thiên môn đông tửu, tang tằm tửu (rượu tằm), địa hoàng tửu, địa hoàng thủ ô tửu, tư âm dưỡng huyết tửu, hà thủ ô tửu, kỷ tử tửu, ô tu tửu (rượu làm đen râu tóc), bồ đào tửu (rượu nho)... Người có chứng dương hư, tất nhiên không nên dùng.
- Bổ dương (còn gọi là trợ dương, tráng dương hoặc khởi dương): Dùng cho người bị bệnh thuộc thể dương hư hoặc có thể chất thiên về dương hư, biểu hiện bằng các chứng như hay sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi như mất sức, dễ đổ mồ hôi, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, miệng nhạt, không khát, tiểu tiện trong và dài, đại tiện lỏng nát, hay cảm lạnh, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng... các loại dược tửu thường được sử dụng là minh mạng tửu, lộc nhung tửu (rượu nhung hươu), dâm dương hoắc tửu, dương cao tửu (rượu thịt dê), dương thận tửu (rượu cật dê), cáp giới tửu (rượu tắc kè), hải mã tửu (rượu cá ngựa)... Người âm hư tất nhiên không nên dùng.
- Bổ huyết: Dùng cho người bị bệnh thuộc thể huyết hư hoặc có thể chất thiên về huyết hư, biểu hiện bằng các chứng như sắc mặt nhợt nhạt, hay hoa mắt chóng mặt, tim hồi hộp, mất ngủ, tay chân tê bì, phụ nữ kinh nguyệt không đều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng... Dược tửu được sử dụng là tang thầm tửu (rượu dâu), từ quốc công tiên tửu (rượu long nhãn), đương quy tửu, hà thủ ô tửu...
- Bổ khí: Dùng cho người bị bệnh thuộc thể khí hư hoặc có thể chất thiên về khí hư, biểu hiện bằng các chứng như tinh thần mỏi mệt, khó thở, ngại nói, sắc mặt trắng nhợt, đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp trống ngực, dễ đổ mồ hôi, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, tiểu dược tửu được sử dụng là nhân sâm tửu, đẳng sâm tửu, tây dương sâm tửu, sâm truật tửu...
Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/20100828112831365p0c1050/duoc-tuu-uong-dung-moi-bo.htm