Đường đến Oscar: Nhà thiết kế phục trang trên phim quan trọng đến nhường nào?

Là người đứng sau ánh hào quang nhưng thường bị lãng quên, các nhà thiết kế trang phục trong điện ảnh có ý nghĩa và vai trò quan trọng hơn chúng ta nghĩ.

Quần áo hay thời trang là một cách thức xây dựng, truyền tải những câu chuyện của cá nhân, cũng như những cá tính, suy nghĩ không thể diễn tả bằng lời. Mục đích này được thể hiện rõ rệt trong việc làm phục trang điện ảnh.

Những nhà thiết kế đã góp phần giúp các nhân vật giao tiếp với người xem, vừa gây ấn tượng khó phai trong lòng khán giả bằng những hình tượng mang tính thời trang.

Những nhà thiết kế đã góp phần giúp các nhân vật giao tiếp với người xem, vừa gây ấn tượng khó phai trong lòng khán giả bằng những hình tượng mang tính thời trang.

Một hình tượng nhân vật trong phim không đơn thuần được mô tả bằng các tính cách của nhà biên kịch hay đạo diễn tạo ra, mà còn được thể hiện bằng ngôn ngữ thời trang, từ kiểu dáng, màu sắc thậm chí các kiểu phối trang phục.

Những nhà thiết kế phục trang đã góp phần giúp các nhân vật giao tiếp với người xem, vừa gây ấn tượng khó phai trong lòng khán giả bằng những hình tượng mang tính thời trang.

Hình ảnh Audrey Hepburn trong chiếc little black dress trong bộ phim “Breakfast at Tiffany’s”.

Hình ảnh Audrey Hepburn trong chiếc little black dress trong bộ phim “Breakfast at Tiffany’s”.

Thiết kế trang phục trong ngành điện ảnh là một lĩnh vực rộng lớn và thú vị, bao gồm việc nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử thời trang, trang phục cũng như kỹ thuật may mặc.

Nhiệm vụ của các nhà thiết kế trang phục cho bộ phim là giúp cho những nhân vật trở nên sống động trên màn ảnh, thông qua quần áo được tuyển chọn cẩn thận hoặc thiết kế riêng, mục đích là làm sao có thể khai thác được tính cách độc đáo mà đạo diễn và biên kịch đã xây dựng cho nhân vật đó.

Bộ tracksuit màu vàng mà Uma Thurman mặc trong “Kill Bill”.

Bộ tracksuit màu vàng mà Uma Thurman mặc trong “Kill Bill”.

Định nghĩa về nhà thiết kế trang phục chuyên nghiệp chỉ mới được thành lập vào khoảng những năm 1920. Và phải đến năm 1948, lễ trao giải lớn nhất ngành điện ảnh Oscar mới cho ra đời giải thưởng “Best Costume Design”. Từ đó, những nhà thiết kế trang phục phim lừng danh từ quá khứ đến hiện tại cũng dần được thế giới biết đến nhiều hơn.

Phải đến năm 1948, lễ trao giải lớn nhất ngành điện ảnh Oscar mới cho ra đời giải thưởng “Best Costume Design”.

Phải đến năm 1948, lễ trao giải lớn nhất ngành điện ảnh Oscar mới cho ra đời giải thưởng “Best Costume Design”.

Tất cả những thiết kế và kiểu dáng mang tính biểu tượng đã xuất hiện trong lịch sử điện ảnh đều trở thành dấu ấn không thể xóa nhòa trong văn hóa đại chúng.

Tất cả những thiết kế và kiểu dáng mang tính biểu tượng đã xuất hiện trong lịch sử điện ảnh đều trở thành dấu ấn không thể xóa nhòa trong văn hóa đại chúng.

Những nhà thiết kế phục trang đã đi trước thời đại khi cho rằng việc tạo hình một nhân vật là rất quan trọng. Sự nghiệp của họ đạt đến đỉnh cao không chỉ nhờ tài năng thiết kế, mà cả sự đồng cảm với những diva của mình. Tất cả những thiết kế và kiểu dáng mang tính biểu tượng đã xuất hiện trong lịch sử điện ảnh đều trở thành dấu ấn không thể xóa nhòa trong văn hóa đại chúng.

Ái Phương

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/duong-den-oscar-nha-thiet-ke-phuc-trang-tren-phim-quan-trong-den-nhuong-nao-post1604914.tpo