Sau 2 ngày hứng chịu những trận mưa kéo dài do ảnh hưởng của bão Wipha, các tỉnh phía Bắc đang đối diện với tình trạng ngập lụt nghiêm trọng. Ảnh: Phạm Thắng.
Nước ngập sâu đến 50 cm khiến người dân trong khu đô thị Geleximco (Hà Nội) phải di chuyển bằng thuyền phao. Trẻ em dùng cả bể bơi mini làm phương tiện di chuyển. Ảnh: Phạm Thắng.
Chiếc thuyền tự chế từ thùng bia hơi của anh Phong trong đợt lũ lụt hồi tháng 10/2017 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
Đây không phải là phương tiện "lạ" hiếm hoi được sử dụng trên đường bộ mỗi khi ngập lụt. Một người đàn ông dùng thuyền di chuyển tại Paris trong đợt ngập lụt nghiêm trọng hồi đầu năm 2018. Ảnh: Getty Images.
Một tình nguyện viên cứu hộ đang dùng môtô nước để tìm người bị nạn sau trận bão Harvey tại Texas (Mỹ) tháng 9/2017. Ảnh: Getty Images.
Cũng sau trận bão Harvey, thuyền kayak cũng được tận dụng để di chuyển. Kayak là một loại thuyền tương đối nhỏ và hẹp, được điều khiển hoàn toàn bằng sức người, thiết kế chủ yếu để được tự đẩy bằng mái chèo tay. Ảnh: AP.
Thuyền cánh quạt được các đội cứu hộ tại Mỹ sử dụng trong những trận lụt. Thông thường, thuyền cánh quạt được sử dụng để câu cá, đánh cá, săn bắn và du lịch sinh thái. Ảnh: USA Today.
Các tình nguyện viên cứu hộ giải cứu người dân trên chiếc thuyền máy ở Queensland, Australia hồi tháng 2 năm nay. Ảnh: AAP.
Những trận mưa lớn kéo dài đã nhấn chìm khu vực trung tâm Sri Lanka trong biển nước. Người dân tận dụng cả những tấm nệm hơi để làm phương tiện di chuyển. Ảnh: AP.
Trận lũ hồi tháng 2 năm nay đã nhấn chìm cả hạt Sonoma, bang California, Mỹ. Một người đàn ông đã dùng một thùng rác cỡ lớn làm phương tiện di chuyển đến "đất liền". Ảnh: The Mercury News.
Trẻ em Philippines sử dụng săm xe tải làm phương tiện di chuyển sau cơn bão Mangkhut năm 2018. Tại Việt Nam, săm xe tải từng được sử dụng rộng rãi thay cho phao cứu hộ do chi phí thấp. Ảnh: AFP.
Minh Quân