eCase – Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến

Tại sự kiện thường niên VIAC Symposium 2024, với chủ đề 'Thương mại và đầu tư xuyên biên giới trong thời kỳ kinh tế biến động: Tranh chấp và Trọng tài' do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC cho biết, nền tảng VIAC eCase là cơ chế bảo đảm thực thi phù hợp cho các hợp đồng điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó nhanh với những tranh chấp thương mại.

Tại sự kiện thường niên VIAC Symposium 2024, với chủ đề “Thương mại và đầu tư xuyên biên giới trong thời kỳ kinh tế biến động: Tranh chấp và Trọng tài” do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC cho biết, nền tảng VIAC eCase là cơ chế bảo đảm thực thi phù hợp cho các hợp đồng điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó nhanh với những tranh chấp thương mại.

Phát biểu tại sự kiện, TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định, hợp đồng điện tử cũng như các hợp đồng thông thường, muốn được các chủ thể dân sự sử dụng thì cần có các yếu tố đảm bảo cho việc giao kết, việc thực hiện và nếu trong quá trình thực hiện gặp trục trặc thì phải có cơ chế bảo đảm thực thi hợp đồng hiệu quả. Hiện nay, Bộ Công thương đã được Chính phủ giao nhiệm vụ rất quan trọng là thúc đẩy việc sử dụng hợp đồng điện tử và nền tảng của VIAC là một cơ chế đảm bảo thực thi.

Chính thức ra mắt Nền tảng eCare hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến.

Chính thức ra mắt Nền tảng eCare hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến.

Ngay từ đầu năm 2018, VIAC đã thực hiện nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ hoạt động chuyển đổi số của Tòa án cũng như kinh nghiệm từ quốc tế. Đây là bước đầu hình thành rõ nét ý tưởng về việc xây dựng một nền tảng trực tuyến giúp Hội đồng trọng tài, ban thư ký, các bên tranh chấp và chủ thể liên quan trong một thủ tục trọng tài có thể quản lý một cách hệ thống và hiệu quả các vụ tranh chấp.

VIAC đã phát triển Nền tảng Quản lý Vụ tranh chấp trực tuyến – một nền tảng với nhiều cải tiến nhằm giúp trải nghiệm tố tụng trọng tài trở nên linh hoạt và thuận lợi hơn nữa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp đồng thời nâng cao tính hiệu quả của một phương thức hỗ trợ cho hoạt động thương mại và đầu tư xuyên biên giới.

Làm rõ hơn, theo ông Vũ Ánh Dương, Tổng thư ký VIAC cho biết, với nền tảng này, doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài, nếu xảy ra tranh chấp thì có thể nộp đơn và giải quyết tranh chấp trực tuyến qua VIAC eCase. Điều này giúp giảm tối đa chi phí đi lại, làm thủ tục nhưng vẫn đạt được mục tiêu hòa giải, bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên.

Như vậy doanh nghiệp nước ngoài không cần sang Việt Nam, có thể tới văn phòng VIAC nộp đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua VIAC eCase; luật sư hai bên cũng không cần phải đến trụ sở VIAC nhiều lần để nộp các tài liệu. Toàn bộ quá trình có thể giải quyết trực tuyến thông qua VIAC eCase.

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/ecase-nen-tang-ho-tro-doanh-nghiep-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-truc-tuyen/