El Nino và lạm phát

El Nino, một hiện tượng khí hậu tự nhiên làm thay đổi các kiểu thời tiết toàn cầu, đã chính thức quay trở lại sau 4 năm, đe dọa sẽ khiến tình trạng lạm phát lương thực vốn đã tăng cao càng trở nên trầm trọng hơn.

El Nino, một hiện tượng khí hậu tự nhiên làm thay đổi các kiểu thời tiết toàn cầu, đã chính thức quay trở lại sau 4 năm, đe dọa sẽ khiến tình trạng lạm phát lương thực vốn đã tăng cao càng trở nên trầm trọng hơn.

Trung tâm Dự báo Khí hậu của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, hiện tượng El Nino đã xuất hiện và dự kiến sẽ "tăng cường dần dần" trong vòng 6 đến 9 tháng tới, mang đến một giai đoạn thời tiết khắc nghiệt mới cho phần lớn các quốc gia trên thế giới.

Harald Kunstmann, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Khí tượng và Khí hậu (IMK-IFU) của Đức có trụ sở tại Viện Công nghệ Karlsruhe cho biết: “Khi El Nino xảy ra, chúng ta sẽ phải hứng chịu những điều kiện khí hậu khắc nghiệt và bất thường thường liên quan đến hiện tượng này".

Tác động kinh tế sẽ bắt đầu với ngành đánh bắt cá, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do nhiệt độ đại dương cao hơn.

Harald Kunstmann, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Khí tượng và Khí hậu (IMK-IFU) của Đức.

El Nino, tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Cậu bé", được đánh dấu bằng nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn mức trung bình ở trung tâm và phía Đông Thái Bình Dương gần xích đạo.

Nó gây lũ lụt ở châu Mỹ, bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương và gây hạn hán cho nhiều nơi khác trên thế giới, bao gồm cả miền Nam châu Phi.

Những tác động này gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với ngành đánh bắt cá, nông nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế và cũng được biết là làm trầm trọng thêm tác động của biến đổi khí hậu.

Tác động của El Nino rất tiêu cực, gây ra bão và lũ lụt ở một số vùng và hạn hán ở những nơi khác.

Tác động của El Nino rất tiêu cực, gây ra bão và lũ lụt ở một số vùng và hạn hán ở những nơi khác.

Năm 2016, El Nino đã tạo nên năm nóng nhất từng được ghi nhận và các nhà khoa học lo ngại rằng lần quay trở lại này, nó có thể sẽ gây ra những kỷ lục mới về nhiệt độ nắng nóng trên toàn cầu.

Đầu tháng này, các nhà nghiên cứu tại đơn vị quan sát trái đất Copernicus của EU lần đầu tiên thấy nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu tăng 1,5 độ C (2,7 độ F) so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Đây là giới hạn mà các nhà lãnh đạo thế giới đã thống nhất đưa ra để thúc đẩy các hành động nhằm hạn chế sự nóng lên của toàn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Paris năm 2015.

Kunstmann cho biết: “Thật bất thường khi nhiệt độ tăng chạm ngưỡng giới hạn 1,5 độ C vào tháng 6. Do đó, có khả năng chúng ta sẽ sớm vượt quá giới hạn này".

Các tác động kinh tế của các đợt El Nino trước đây thường tiếp tục ngay cả sau khi các điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất đã qua đi.

Theo nghiên cứu từ Đại học Dartmouth ở Mỹ, sau El Nino vào năm 1982-1983, các tác động của nó lên tài chính kéo dài nửa thập kỷ sau đó, với tổng trị giá khoảng 4,1 nghìn tỷ đô la (3,7 nghìn tỷ euro).

Các nhà khoa học nhận định hiện tượng El Nino có thể khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên mức kỷ lục trong thời gian tới.

Các nhà khoa học nhận định hiện tượng El Nino có thể khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên mức kỷ lục trong thời gian tới.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Science của Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết sau đợt El Nino 1997-1998, thiệt hại đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 5,7 nghìn tỷ USD.

Christopher Callahan, nghiên cứu sinh tiến sĩ trong chương trình Sinh thái, Tiến hóa, Hệ sinh thái và Xã hội của Đại học Dartmouth cho biết: “Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng các xã hội và nền kinh tế hoàn toàn không bị ảnh hưởng và phục hồi”. 14 năm sau El Nino, có thể lâu hơn.

Các nhà khoa học tin rằng tác động thay đổi thời tiết của El Nino sẽ thực sự mạnh mẽ trong năm tới hoặc lâu hơn.

Các nhà khoa học tin rằng tác động thay đổi thời tiết của El Nino sẽ thực sự mạnh mẽ trong năm tới hoặc lâu hơn.

Các nhà nghiên cứu của Dartmouth phát hiện ra rằng các sự kiện El Nino 1982-83 và 1997-98 đã khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ giảm khoảng 3% trong năm 1988 và 2003. Các quốc gia như Peru và Indonesia - nơi nông nghiệp chiếm tới 15% GDP - giảm hơn 10% trong năm 2003.

Các nhà nghiên cứu của Dartmouth ước tính tác động kinh tế tiêu cực từ đợt El Nino năm nay có thể lên tới 3 nghìn tỷ đô la từ nay đến năm 2029.

Giáo sư Kunstmann cho biết: “Tác động kinh tế sẽ bắt đầu với ngành đánh bắt cá, vốn bị ảnh hưởng nặng nề do nhiệt độ đại dương cao hơn. Sau đó, nó tấn công các khu vực nông nghiệp lớn ở châu Phi, Nam Mỹ và thậm chí một số khu vực ở Bắc Mỹ. Khi đó, nếu mùa màng thất bát và cơ sở hạ tầng bị bão tàn phá, ngành bảo hiểm cũng sẽ bị ảnh hưởng".

Thực hiện: Hà Mai

Hà Mai

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/el-nino-va-lam-phat-382302.html