Elon Musk tiết lộ choáng thời điểm con người 'thâu tóm' Mặt trăng

Chia sẻ trên Twitter, Elon Musk cho biết tàu vũ trụ Starship - phương tiện để đưa phi hành gia của NASA trở lại Mặt Trăng, sẽ sẵn sàng khởi hành trước năm 2024.

Trước đó, NASA đã thông báo chưa thể đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 như đúng kế hoạch vì sự chậm trễ trong việc phát triển sản xuất bộ đồ du hành vũ trụ.

Trước đó, NASA đã thông báo chưa thể đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 như đúng kế hoạch vì sự chậm trễ trong việc phát triển sản xuất bộ đồ du hành vũ trụ.

Tuy nhiên, mới đây, ông chủ của SpaceX - Elon Musk đã khoe trên Twitter rằng tàu vũ trụ Starship sẽ sẵn sàng đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào trước năm 2024.

Tuy nhiên, mới đây, ông chủ của SpaceX - Elon Musk đã khoe trên Twitter rằng tàu vũ trụ Starship sẽ sẵn sàng đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào trước năm 2024.

Thậm chí, Elon Musk còn cho biết có khả năng tàu Starship hoàn thiện sớm hơn nữa khi được hỏi về lịch trình dự kiến của SpaceX.

Thậm chí, Elon Musk còn cho biết có khả năng tàu Starship hoàn thiện sớm hơn nữa khi được hỏi về lịch trình dự kiến của SpaceX.

Có thể thấy, vị tỷ phú này tỏ ra rất háo hức và lạc quan vì bước thêm một bước đến gần ước mơ của mình. Ông luôn muốn dùng khối tài sản khổng lồ của mình để chinh phục những nơi xa xôi như Hỏa Tinh, Mặt Trăng.

Có thể thấy, vị tỷ phú này tỏ ra rất háo hức và lạc quan vì bước thêm một bước đến gần ước mơ của mình. Ông luôn muốn dùng khối tài sản khổng lồ của mình để chinh phục những nơi xa xôi như Hỏa Tinh, Mặt Trăng.

Vào tháng 4, SpaceX đã giành được hợp đồng trị giá 2,89 tỷ USD của NASA để thiết kế và chế tạo tàu đổ bộ Mặt Trăng. Hồ sơ dự thầu của tập đoàn này chiến thắng 2 đối thủ lớn Blue Origin và Dynetics.

Vào tháng 4, SpaceX đã giành được hợp đồng trị giá 2,89 tỷ USD của NASA để thiết kế và chế tạo tàu đổ bộ Mặt Trăng. Hồ sơ dự thầu của tập đoàn này chiến thắng 2 đối thủ lớn Blue Origin và Dynetics.

Tuy nhiên, chính điều này đã khiến kế hoạch đưa người lên Mặt trăng của NASA bị chậm trễ. Do hai đối thủ cạnh tranh là Blue Origin và Dynetics phản đối, kiện SpaceX khi công ty này giành được hợp đồng.

Tuy nhiên, chính điều này đã khiến kế hoạch đưa người lên Mặt trăng của NASA bị chậm trễ. Do hai đối thủ cạnh tranh là Blue Origin và Dynetics phản đối, kiện SpaceX khi công ty này giành được hợp đồng.

Tuy nhiên, Cơ quan Thẩm định trách nhiệm của Chính phủ Mỹ (GAO) đã bác bỏ ý kiến của Blue Origin. Ngay sau đó, SpaceX được NASA thanh toán 300 triệu USD để thực hiện dự án này.

Tuy nhiên, Cơ quan Thẩm định trách nhiệm của Chính phủ Mỹ (GAO) đã bác bỏ ý kiến của Blue Origin. Ngay sau đó, SpaceX được NASA thanh toán 300 triệu USD để thực hiện dự án này.

Ngay sau khi có kết luận của GAO, NASA đã điều chỉnh lịch trình đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng sau hơn 50 năm. Cơ quan này đặt mục tiêu bay thử nghiệm Artemis - tên gọi của sứ mệnh - vào năm 2023 và chính thức hạ cánh xuống Mặt trăng năm 2024.

Ngay sau khi có kết luận của GAO, NASA đã điều chỉnh lịch trình đưa phi hành gia trở lại Mặt trăng sau hơn 50 năm. Cơ quan này đặt mục tiêu bay thử nghiệm Artemis - tên gọi của sứ mệnh - vào năm 2023 và chính thức hạ cánh xuống Mặt trăng năm 2024.

Một trong các mục tiêu của Artemis III là mang về Trái đất tổng khối lượng 85kg mẫu vật bề mặt và dưới bề mặt của Mặt trăng, nhiều hơn mức trung bình 64kg mẫu vật mà sứ mệnh Apollo thu thập được trong giai đoạn 1969-1972.

Một trong các mục tiêu của Artemis III là mang về Trái đất tổng khối lượng 85kg mẫu vật bề mặt và dưới bề mặt của Mặt trăng, nhiều hơn mức trung bình 64kg mẫu vật mà sứ mệnh Apollo thu thập được trong giai đoạn 1969-1972.

Tiến sỹ Thomas Zurbuchen, thuộc ban quản lý Sứ mệnh Khoa học tại NASA, cho rằng Mặt trăng chứa đựng những kiến thức khoa học quan trọng và các phi hành gia sẽ giúp loài người khám phá những bí ẩn này.

Tiến sỹ Thomas Zurbuchen, thuộc ban quản lý Sứ mệnh Khoa học tại NASA, cho rằng Mặt trăng chứa đựng những kiến thức khoa học quan trọng và các phi hành gia sẽ giúp loài người khám phá những bí ẩn này.

Sứ mệnh Artemis II sẽ thực hiện chuyến bay thử, đưa một phi hành đoàn lên quỹ đạo vào năm 2023, nhưng không hạ cánh xuống Mặt Trăng. Sau đó, Artemis III sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2024.

Sứ mệnh Artemis II sẽ thực hiện chuyến bay thử, đưa một phi hành đoàn lên quỹ đạo vào năm 2023, nhưng không hạ cánh xuống Mặt Trăng. Sau đó, Artemis III sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 2024.

Mục tiêu cuối cùng của dự án là xây dựng Trạm Artemis trên Mặt trăng trước năm 2030, một kế hoạch tham vọng có thể tiêu tốn hàng chục tỷ USD và cần được Chính phủ và Quốc hội Mỹ chấp thuận.

Mục tiêu cuối cùng của dự án là xây dựng Trạm Artemis trên Mặt trăng trước năm 2030, một kế hoạch tham vọng có thể tiêu tốn hàng chục tỷ USD và cần được Chính phủ và Quốc hội Mỹ chấp thuận.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/elon-musk-tiet-lo-choang-thoi-diem-con-nguoi-thau-tom-mat-trang-1578490.html