EMA: Có thể tồn tại mối liên hệ giữa vaccine Johnson & Johnson và tình trạng xuất hiện cục máu đông
Trong cuộc họp ngày 20-4, Ủy ban An toàn (PRAC) của Cơ quan Dược phẩm châu ÂU (EMA) kết luận, cảnh báo về sự xuất hiện của cục máu đông bất thường cùng với lượng tiểu cầu trong máu thấp nên được bổ sung vào thông tin sản phẩm của vaccine ngừa Covid-19 do Johnson & Johnson sản xuất.
Trong cuộc họp ngày 20-4, Ủy ban An toàn (PRAC) của Cơ quan Dược phẩm châu ÂU (EMA) kết luận, cảnh báo về sự xuất hiện của cục máu đông bất thường cùng với lượng tiểu cầu trong máu thấp nên được bổ sung vào thông tin sản phẩm của vaccine ngừa Covid-19 do Johnson & Johnson sản xuất.
Trong cuộc họp ngày 20-4, Ủy ban An toàn (PRAC) của Cơ quan Dược phẩm châu ÂU (EMA) kết luận, cảnh báo về sự xuất hiện của cục máu đông bất thường cùng với lượng tiểu cầu trong máu thấp nên được bổ sung vào thông tin sản phẩm của vaccine ngừa Covid-19 do Johnson & Johnson sản xuất. PRAC cũng cho rằng, những tình trạng này nên được coi là tác dụng phụ rất hiếm gặp của vaccine Johnson & Johnson.
Để đưa ra kết luận nêu trên, PRAC đã đánh giá tất cả các bằng chứng hiện có, gồm tám trường hợp tại Mỹ xuất hiện cục máu đông bất thường và lượng tiểu cầu trong máu thấp, trong đó một người đã tử vong. Tính đến ngày 13-4, hơn bảy triệu người tại Mỹ đã được tiêm vaccine Johnson & Johnson.
PRAC khuyến cáo, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người dân sẽ được tiêm vaccine nên biết về nguy cơ xuất hiện cục máu đông và lượng tiểu cầu trong máu thấp trong vòng ba tuần sau khi tiêm vaccine dù khả năng này rất hiếm khi xảy ra.
EMA một lần nữa khẳng định, lợi ích của vaccine Johnson & Johnson trong ngăn chặn Covid-19 vẫn lớn hơn các rủi ro mà tác dụng phụ của vaccine gây ra. Đánh giá khoa học của EMA làm cơ sở cho việc sử dụng vaccine này một cách an toàn và hiệu quả.
Tuần trước, Johnson & Johnson đã ngừng giao vaccine ngừa Covid-19 cho châu Âu, đồng thời khuyến cáo chính phủ các quốc gia tại "lục địa già" bảo quản vaccine của hãng này cho đến khi EMA đưa ra hướng dẫn sử dụng.
Cũng trong ngày 20-4, Giám đốc Điều hành EMA Emer Cooke cho biết, các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) lúc này có thể đưa ra quyết định về việc phân phối vaccine Johnson & Johnson dựa trên tình hình quốc gia.
Dưới đây là thống kê của Worldometers về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, tính đến 8 giờ ngày 21-4 (giờ Việt Nam):
Thế giới: 143.532.736 ca mắc, 3.056.856 ca tử vong
Thống kê năm quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới:
1. Mỹ: 32.536.435 ca mắc, 582.456 ca tử vong
2. Ấn Độ: 15.609.004 ca mắc, 182.570 ca tử vong
3. Brazil: 14.050.885 ca mắc, 378.530 ca tử vong
4. Pháp: 5.339.920 ca mắc, 101.597 ca tử vong
5. Nga: 4.718.854 ca mắc, 106.307 ca tử vong
Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các quốc gia ASEAN:
1. Indonesia: 1.614.849 ca mắc, 43.777 ca tử vong
2. Philippines: 953.106 ca mắc, 16.141 ca tử vong
3. Malaysia: 379.473 ca mắc, 1.389 ca tử vong
4. Myanmar: 142.644 ca mắc, 3.206 ca tử vong
5. Singapore: 60.865 ca mắc, 30 ca tử vong
6. Thái Lan: 45.185 ca mắc, 108 ca tử vong
7. Campuchia: 7.444 ca mắc, 49 ca tử vong
8. Việt Nam: 2.801 ca mắc, 35 ca tử vong
9. Brunei: 221 ca mắc, 03 ca tử vong
10. Lào: 60 ca mắc
Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các khu vực trên thế giới:
1. Châu Âu: 43.116.501 ca mắc, 982.354 ca tử vong
2. Bắc Mỹ: 37.582.050 ca mắc, 848.737 ca tử vong
3. Châu Á: 34.650.740 ca mắc, 474.552 ca tử vong
4. Nam Mỹ: 23.632.301 ca mắc, 631.103 ca tử vong
5. Châu Phi: 4.488.923 ca mắc, 118.919 ca tử vong
6. Châu Đại Dương: 61.500 ca mắc, 1.176 ca tử vong