Equinor dự định đầu tư 23 tỷ USD vào năng lượng tái tạo
Equinor có kế hoạch đầu tư khoảng 23 tỷ USD vào năng lượng tái tạo từ nay đến năm 2026, khi sản lượng hydrocacbon của công ty dự kiến bắt đầu giảm, gã khổng lồ năng lượng Na Uy cho biết.
Trong một bài thuyết trình với các nhà đầu tư, Equinor đã trình bày chi tiết tham vọng của mình nhằm biến công ty trở thành tác nhân trong quá trình chuyển đổi sinh thái.
Cụ thể, Equinor chỉ ra rằng họ muốn tăng từ khoảng 4% vào năm 2020 lên hơn 50% vào năm 2030, tỷ trọng đầu tư của họ dành cho năng lượng tái tạo hoặc năng lượng các-bon thấp.
Giám đốc điều hành Anders Opedal cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục giảm lượng khí thải (khí nhà kính) và về lâu dài Equinor dự kiến sẽ sản xuất ít dầu và khí đốt hơn hiện nay do có tính đến việc nhu cầu giảm”.
"Sự tăng trưởng đáng kể trong năng lượng tái tạo và các giải pháp các-bon thấp sẽ đẩy nhanh tốc độ thay đổi vào năm 2030 và 2035", ông Anders Opedal nói thêm trong một tuyên bố.
Không chỉ có mặt trong lĩnh vực gió ngoài khơi mà còn trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, tập đoàn do nhà nước Na Uy sở hữu 67%, dự kiến sẽ có công suất lắp đặt từ 12 đến 16 GW vào năm 2030.
Đồng thời, sản lượng hydrocacbon của công ty sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2026, khoảng 3% mỗi năm, theo dự báo chính thức. Ngoài ra, công ty sẽ bắt đầu giảm để trở lại mức hiện tại vào khoảng năm 2030.
Người phát ngôn của Equinor Sissel Rinde nói với AFP: “Chúng tôi sẽ tập trung vào lợi nhuận hơn là tăng sản lượng”.
Trong quý đầu tiên năm 2021, Equinor sản xuất 2,17 triệu thùng dầu tương đương mỗi ngày.
Equinor đã duy trì mục tiêu đạt được mức trung hòa các-bon ròng bằng các mục tiêu tạm thời, giảm 20% lượng khí thải các-bon vào năm 2030 và 40% vào năm 2035.
Equinor cũng đang tập trung vào hydro cũng như thu giữ và lưu trữ C02 (CCS), một lĩnh vực mà họ đang thử nghiệm, hợp tác với Total Energies của Pháp và Anglo-Dutch Shell, dự án Northern Lights, nhằm mục đích để bơm và nhốt CO2 dưới đáy Biển Bắc.
Một dấu hiệu cho thấy sức ép ngày càng tăng đối với các công ty dầu mỏ, như Shell gần đây đã bị tòa án Hà Lan ép buộc giảm 45% lượng khí thải CO2 vào cuối năm 2030.