EU gặp vấn đề lớn khi muốn áp đặt gói trừng phạt chống Nga tiếp theo

Gói trừng phạt chống Nga tiếp theo rất có thể sẽ không được EU thông qua, khi họ đối diện khó khăn rất lớn.

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một khó khăn trong việc thông qua gói trừng phạt chống Nga tiếp theo, nhà báo Albrecht Mayer của tờ Der Tagesspiegel nhận xét.

Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với một khó khăn trong việc thông qua gói trừng phạt chống Nga tiếp theo, nhà báo Albrecht Mayer của tờ Der Tagesspiegel nhận xét.

Hiện tại Brussels đang thảo luận về gói trừng phạt thứ 11 chống Nga. Câu hỏi chính là liệu có nên áp đặt các hạn chế đối với Tập đoàn nhà nước Rosatom cũng như ban hành lệnh cấm nhập khẩu Uranium đã được làm giàu từ Nga hay không.

Hiện tại Brussels đang thảo luận về gói trừng phạt thứ 11 chống Nga. Câu hỏi chính là liệu có nên áp đặt các hạn chế đối với Tập đoàn nhà nước Rosatom cũng như ban hành lệnh cấm nhập khẩu Uranium đã được làm giàu từ Nga hay không.

Giới ngoại giao EU cho biết ý tưởng này "đã được lưu hành kể từ ngày đầu tiên", thực tế trên chỉ ra rằng trong hơn một năm, các nhà chức trách châu Âu vẫn tranh cãi và chưa đi tới kết luận cuối cùng.

Giới ngoại giao EU cho biết ý tưởng này "đã được lưu hành kể từ ngày đầu tiên", thực tế trên chỉ ra rằng trong hơn một năm, các nhà chức trách châu Âu vẫn tranh cãi và chưa đi tới kết luận cuối cùng.

Câu hỏi đặt ra là có nên trừng phạt Nga bằng ban hành hạn chế đối với Rosatom - một trong những nhà cung cấp Uranium làm giàu và các thanh nhiên liệu được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu hay không.

Câu hỏi đặt ra là có nên trừng phạt Nga bằng ban hành hạn chế đối với Rosatom - một trong những nhà cung cấp Uranium làm giàu và các thanh nhiên liệu được sử dụng trong các nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu hay không.

“Và đó là điểm mấu chốt khi nói đến các biện pháp trừng phạt có thể được Liên minh châu Âu áp dụng đối với Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Nga Rosatom".

“Và đó là điểm mấu chốt khi nói đến các biện pháp trừng phạt có thể được Liên minh châu Âu áp dụng đối với Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Nga Rosatom".

“Cho đến nay, rất khó để đảm bảo sự hỗ trợ chính trị cần thiết cho việc này, giới ngoại giao EU từng thừa nhận trong một tuyên bố. Bởi vì các quốc gia như Pháp đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu”, tác giả bài viết trên tờ Der Tagesspiegel nói rõ.

“Cho đến nay, rất khó để đảm bảo sự hỗ trợ chính trị cần thiết cho việc này, giới ngoại giao EU từng thừa nhận trong một tuyên bố. Bởi vì các quốc gia như Pháp đặc biệt phụ thuộc vào nhập khẩu”, tác giả bài viết trên tờ Der Tagesspiegel nói rõ.

Khi gói các biện pháp trừng phạt chống Nga thứ 10 được hình thành, Liên minh châu Âu đã không cấm nhập khẩu nhiên liệu Uranium làm giàu từ Nga dưới áp lực của Pháp và Hungary.

Khi gói các biện pháp trừng phạt chống Nga thứ 10 được hình thành, Liên minh châu Âu đã không cấm nhập khẩu nhiên liệu Uranium làm giàu từ Nga dưới áp lực của Pháp và Hungary.

Tuy nhiên điều này không ngăn cản liên minh cầm quyền ở Berlin yêu cầu áp đặt các hạn chế đối với Rosatom, khi lĩnh vực năng lượng hạt nhân đang nổi lên như ngành mang lại lợi nhuận rất cao cho Moskva.

Tuy nhiên điều này không ngăn cản liên minh cầm quyền ở Berlin yêu cầu áp đặt các hạn chế đối với Rosatom, khi lĩnh vực năng lượng hạt nhân đang nổi lên như ngành mang lại lợi nhuận rất cao cho Moskva.

Ví dụ, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề châu Âu tại Bundestag (Quốc hội Đức) - nghị sĩ Đảng Xanh - ông Anton Hofreiter, đã gọi tình huống khi các công ty thuộc EU ký kết thỏa thuận hạt nhân với tập đoàn nhà nước Nga là không thể chấp nhận được.

Ví dụ, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề châu Âu tại Bundestag (Quốc hội Đức) - nghị sĩ Đảng Xanh - ông Anton Hofreiter, đã gọi tình huống khi các công ty thuộc EU ký kết thỏa thuận hạt nhân với tập đoàn nhà nước Nga là không thể chấp nhận được.

Theo ý kiến của ông Hofreiter, gói trừng phạt chống Nga thứ 11 nên bao gồm cả lĩnh vực năng lượng hạt nhân, thay vì chỉ tập trung vào việc ngăn cấm nhiên liệu hóa thạch từ Nga như hiện nay.

Theo ý kiến của ông Hofreiter, gói trừng phạt chống Nga thứ 11 nên bao gồm cả lĩnh vực năng lượng hạt nhân, thay vì chỉ tập trung vào việc ngăn cấm nhiên liệu hóa thạch từ Nga như hiện nay.

Các chính trị gia của Đảng Xanh Đức cũng muốn nhắc lại rằng Tập đoàn Rosatom không chỉ tham gia vào việc sử dụng năng lượng hạt nhân dân sự mà còn đóng vai trò lớn đối với kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Các chính trị gia của Đảng Xanh Đức cũng muốn nhắc lại rằng Tập đoàn Rosatom không chỉ tham gia vào việc sử dụng năng lượng hạt nhân dân sự mà còn đóng vai trò lớn đối với kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Liên minh châu Âu có quyết định áp đặt các hạn chế đối với Tập đoàn Rosatom của Nga hay không, khi nguồn cung cấp Uranium làm giàu thay thế vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Liên minh châu Âu có quyết định áp đặt các hạn chế đối với Tập đoàn Rosatom của Nga hay không, khi nguồn cung cấp Uranium làm giàu thay thế vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Brussels hiện đang che giấu các chi tiết có thể đưa ra trong gói trừng phạt thứ 11 đã được lên kế hoạch. Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu cho biết tất cả các lựa chọn vẫn còn trên bàn đàm phán.

Brussels hiện đang che giấu các chi tiết có thể đưa ra trong gói trừng phạt thứ 11 đã được lên kế hoạch. Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu cho biết tất cả các lựa chọn vẫn còn trên bàn đàm phán.

Trong khi đó, nhu cầu của châu Âu đã nói lên tất cả: Các kỹ sư của Rosatom có thể sớm bắt đầu làm việc ở Lower Saxony, tại nhà máy pin nhiên liệu ANF, thuộc sở hữu của tập đoàn Pháp có tên Framatome.

Trong khi đó, nhu cầu của châu Âu đã nói lên tất cả: Các kỹ sư của Rosatom có thể sớm bắt đầu làm việc ở Lower Saxony, tại nhà máy pin nhiên liệu ANF, thuộc sở hữu của tập đoàn Pháp có tên Framatome.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/eu-gap-van-de-lon-khi-muon-ap-dat-goi-trung-phat-chong-nga-tiep-theo-post537160.antd