EU tức giận khi Gazprom giảm sản lượng, khí đốt Nga sắp mất vị thế lớn?

Trước việc Tập đoàn Gazprom của Nga giảm lượng khí đốt sang châu Âu khi giá tăng vọt, EU đang xúc tiến tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Trong bối cảnh thiếu hụt khí đốt tại các cơ sở lưu trữ chính của châu Âu và giá "nhiên liệu xanh" tăng cao chưa từng có, Tập đoàn Gazprom của Nga bị cáo buộc đã cắt giảm việc bơm khí hóa lỏng (LPG) vào các cơ sở lưu trữ kể từ ngày 31/7/2021.

Trong bối cảnh thiếu hụt khí đốt tại các cơ sở lưu trữ chính của châu Âu và giá "nhiên liệu xanh" tăng cao chưa từng có, Tập đoàn Gazprom của Nga bị cáo buộc đã cắt giảm việc bơm khí hóa lỏng (LPG) vào các cơ sở lưu trữ kể từ ngày 31/7/2021.

Theo cổng thông tin GIE, công ty Nga đã giảm lượng LPG cung cấp cho UGSF Rehden của Đức, Haidach của Áo và Bergermeer của Hà Lan. Khối lượng vận chuyển nhiên liệu qua đường ống Yamal - Europe, đi qua lãnh thổ Belarus và Ba Lan cũng giảm.

Theo cổng thông tin GIE, công ty Nga đã giảm lượng LPG cung cấp cho UGSF Rehden của Đức, Haidach của Áo và Bergermeer của Hà Lan. Khối lượng vận chuyển nhiên liệu qua đường ống Yamal - Europe, đi qua lãnh thổ Belarus và Ba Lan cũng giảm.

Nếu trước đó 84 triệu mét khối LPG được bơm vào Đức thông qua tuyến đường ống này, thì vào ngày 31/7 và 1/8, lần lượt chỉ 50 và 60 triệu mét khối mỗi ngày được cung cấp tương ứng (số liệu từ nhà điều hành Gascade của Đức).

Nếu trước đó 84 triệu mét khối LPG được bơm vào Đức thông qua tuyến đường ống này, thì vào ngày 31/7 và 1/8, lần lượt chỉ 50 và 60 triệu mét khối mỗi ngày được cung cấp tương ứng (số liệu từ nhà điều hành Gascade của Đức).

Đồng thời sau một mùa đông lạnh giá và nhu cầu nhiên liệu tăng cao, Tập đoàn Gazprom cần bơm lượng khí đốt kỷ lục (khoảng 61 tỷ mét khối) vào các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu, nhưng điều này chưa được hoàn thành.

Đồng thời sau một mùa đông lạnh giá và nhu cầu nhiên liệu tăng cao, Tập đoàn Gazprom cần bơm lượng khí đốt kỷ lục (khoảng 61 tỷ mét khối) vào các cơ sở lưu trữ khí đốt ở châu Âu, nhưng điều này chưa được hoàn thành.

Việc làm trên của Gazprom bị cáo buộc làm phức tạp thêm tình hình với sự thiếu hụt LPG ở châu Âu, gây ra nhiều tiếng nói quan ngại về việc Nga sử dụng "vũ khí năng lượng" để gây sức ép lên EU, từ đó đặt ra nhu cầu cấp thiết tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Việc làm trên của Gazprom bị cáo buộc làm phức tạp thêm tình hình với sự thiếu hụt LPG ở châu Âu, gây ra nhiều tiếng nói quan ngại về việc Nga sử dụng "vũ khí năng lượng" để gây sức ép lên EU, từ đó đặt ra nhu cầu cấp thiết tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Có vẻ như châu Âu đã tìm được ứng viên sáng giá thay thế khí đốt Nga, khi Ashgabat mới đây đã tổ chức một vòng đàm phán giữa Turkmenistan và Azerbaijan về việc cùng phát triển tài nguyên của mỏ Dostluk gây tranh cãi trước đây ở Biển Caspian.

Có vẻ như châu Âu đã tìm được ứng viên sáng giá thay thế khí đốt Nga, khi Ashgabat mới đây đã tổ chức một vòng đàm phán giữa Turkmenistan và Azerbaijan về việc cùng phát triển tài nguyên của mỏ Dostluk gây tranh cãi trước đây ở Biển Caspian.

Các bên đang chuẩn bị một thỏa thuận liên chính phủ về vấn đề trên, Bộ Ngoại giao Turkmenistan tiết lộ. Trong cuộc hội đàm, hai phía đã thảo luận một số vấn đề quan trọng về việc thực hiện các điều khoản đã đạt được trước đó.

Các bên đang chuẩn bị một thỏa thuận liên chính phủ về vấn đề trên, Bộ Ngoại giao Turkmenistan tiết lộ. Trong cuộc hội đàm, hai phía đã thảo luận một số vấn đề quan trọng về việc thực hiện các điều khoản đã đạt được trước đó.

Cần nhắc lại vào ngày 21/1/2021, Azerbaijan và Turkmenistan đã đi đến thỏa thuận và ký biên bản ghi nhớ tương ứng liên quan đến khu mỏ nói trên, trữ lượng ước tính khoảng 50 triệu tấn dầu và 100 tỷ mét khối khí đốt.

Cần nhắc lại vào ngày 21/1/2021, Azerbaijan và Turkmenistan đã đi đến thỏa thuận và ký biên bản ghi nhớ tương ứng liên quan đến khu mỏ nói trên, trữ lượng ước tính khoảng 50 triệu tấn dầu và 100 tỷ mét khối khí đốt.

Người Thổ Nhĩ Kỳ gọi khu mỏ này là Serdar, trong khi phía Azerbaijan gọi là Kapaz, nhưng sau khi tham khảo ý kiến, họ quyết định đổi tên nó thành Dostluk, có nghĩa là "Tình bạn" trong cả hai ngôn ngữ.

Người Thổ Nhĩ Kỳ gọi khu mỏ này là Serdar, trong khi phía Azerbaijan gọi là Kapaz, nhưng sau khi tham khảo ý kiến, họ quyết định đổi tên nó thành Dostluk, có nghĩa là "Tình bạn" trong cả hai ngôn ngữ.

Theo người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Dầu mỏ Baku - ông Ilham Shaban: "Sẽ không cần thiết phải xây dựng các đường ống dẫn vào bờ, bởi vì có thể kết nối qua một đoạn dài 20 km với nhóm mỏ Azeri - Chirag - Guneshli, khi khối lượng sản xuất của chúng đang giảm dần hàng năm".

Theo người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Dầu mỏ Baku - ông Ilham Shaban: "Sẽ không cần thiết phải xây dựng các đường ống dẫn vào bờ, bởi vì có thể kết nối qua một đoạn dài 20 km với nhóm mỏ Azeri - Chirag - Guneshli, khi khối lượng sản xuất của chúng đang giảm dần hàng năm".

Ông Shaban nói thêm rằng cần phải khoan một giếng thật để đánh giá: "Sau khi khoan giếng thẩm định, sẽ mất khoảng 1 năm cho việc thiết kế và 3 năm nữa để xây dựng bệ đỡ và các khối đỡ".

Ông Shaban nói thêm rằng cần phải khoan một giếng thật để đánh giá: "Sau khi khoan giếng thẩm định, sẽ mất khoảng 1 năm cho việc thiết kế và 3 năm nữa để xây dựng bệ đỡ và các khối đỡ".

"Hiện trường vẫn nằm ở vùng nước sâu của biển Caspian (lên đến 250 m). Có nghĩa là nếu công việc bắt đầu vào cuối năm 2021, dự kiến thời gian hoàn thành sẽ mất khoảng 4 - 5 năm". Mốc thời gian trên được xem là để đối thủ cạnh tranh mới với khí đốt Nga xuất hiện tại châu Âu.

"Hiện trường vẫn nằm ở vùng nước sâu của biển Caspian (lên đến 250 m). Có nghĩa là nếu công việc bắt đầu vào cuối năm 2021, dự kiến thời gian hoàn thành sẽ mất khoảng 4 - 5 năm". Mốc thời gian trên được xem là để đối thủ cạnh tranh mới với khí đốt Nga xuất hiện tại châu Âu.

Nếu tồn tại trữ lượng khí trong mỏ chỉ cần vào khoảng 50 tỷ mét khối thì chúng đã có thể được sử dụng để xuất khẩu qua Hành lang khí phía Nam sang châu Âu, với khối lượng ước tính 3 tỷ mét khối hàng năm.

Nếu tồn tại trữ lượng khí trong mỏ chỉ cần vào khoảng 50 tỷ mét khối thì chúng đã có thể được sử dụng để xuất khẩu qua Hành lang khí phía Nam sang châu Âu, với khối lượng ước tính 3 tỷ mét khối hàng năm.

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng đây là khối lượng tương đối nhỏ, nhưng đối với những người khác, chúng khá đủ để đảm bảo sự đa dạng hóa thị trường khí đốt của toàn bộ các quốc gia trong lưu vực Adriatic,

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng đây là khối lượng tương đối nhỏ, nhưng đối với những người khác, chúng khá đủ để đảm bảo sự đa dạng hóa thị trường khí đốt của toàn bộ các quốc gia trong lưu vực Adriatic,

Ngoài việc tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu mới từ khu vực biển Caspian, LPG của Mỹ và Trung Đông cũng đang được châu Âu nhắm đến như một kênh dự phòng nếu Nga tiếp tục dùng khí đốt như phương tiện gây áp lực.

Ngoài việc tìm kiếm nguồn cung cấp nhiên liệu mới từ khu vực biển Caspian, LPG của Mỹ và Trung Đông cũng đang được châu Âu nhắm đến như một kênh dự phòng nếu Nga tiếp tục dùng khí đốt như phương tiện gây áp lực.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-eu-tuc-gian-khi-gazprom-giam-san-luong-khi-dot-nga-sap-mat-vi-the-lon-post475599.antd