F-35 có dẫm vào vết xe đổ của F-105 trong chiến tranh Việt Nam?

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, tiêm kích tàng hình F-35 dù đắt đỏ nhưng khả năng thực chiến chưa chắc đã bằng với các loại tiêm kích thế hệ bốn trước đó.

 Tiêm kích tàng hình F-35 của Quân đội Mỹ, không thể cơ động đủ nhanh, để đánh bại một chiếc F-16 cũ hơn nhiều, trong các cuộc không chiến giả định; do F-35 chỉ chú trọng đến khả năng tàng hình, mà ít chú trọng khả năng cơ động.

Tiêm kích tàng hình F-35 của Quân đội Mỹ, không thể cơ động đủ nhanh, để đánh bại một chiếc F-16 cũ hơn nhiều, trong các cuộc không chiến giả định; do F-35 chỉ chú trọng đến khả năng tàng hình, mà ít chú trọng khả năng cơ động.

Vậy làm thế nào để những chiếc tiêm kích F-35, loại chiến đấu cơ sẽ là xương sống của cả ba lực lượng không quân, thủy quân lục chiến và không quân hải quân của Quân đội Mỹ, tồn tại được trong một cuộc không chiến chống lại những chiến đấu cơ phản lực bay nhanh hơn nhiều của cả Nga và Trung Quốc?

Vậy làm thế nào để những chiếc tiêm kích F-35, loại chiến đấu cơ sẽ là xương sống của cả ba lực lượng không quân, thủy quân lục chiến và không quân hải quân của Quân đội Mỹ, tồn tại được trong một cuộc không chiến chống lại những chiến đấu cơ phản lực bay nhanh hơn nhiều của cả Nga và Trung Quốc?

Nhìn vào lịch sử để có câu trả lời khả thi. Vào thập niên 1960, Không quân Mỹ cũng ở trong tình trạng khó khăn tương tự. Máy bay chiến đấu tấn công chính của họ khi đó, là những chiếc Thần sấm F-105; loại máy bay tấn công mặt đất hạng nặng, công nghệ cao.

Nhìn vào lịch sử để có câu trả lời khả thi. Vào thập niên 1960, Không quân Mỹ cũng ở trong tình trạng khó khăn tương tự. Máy bay chiến đấu tấn công chính của họ khi đó, là những chiếc Thần sấm F-105; loại máy bay tấn công mặt đất hạng nặng, công nghệ cao.

Nhưng giống như chiến đấu cơ F-35 hiện nay, F-105 được cho là có thể đánh bại mọi máy bay chiến đấu của đối phương. Nhưng trên thực tế, F-105 cũng như F-35, đã bay quá chậm để có thể đánh bại tiêm kích MiG-21 do Liên Xô sản xuất, một đối thủ "xứng đáng ngang tầm" của F-105 vào thời điểm đó.

Nhưng giống như chiến đấu cơ F-35 hiện nay, F-105 được cho là có thể đánh bại mọi máy bay chiến đấu của đối phương. Nhưng trên thực tế, F-105 cũng như F-35, đã bay quá chậm để có thể đánh bại tiêm kích MiG-21 do Liên Xô sản xuất, một đối thủ "xứng đáng ngang tầm" của F-105 vào thời điểm đó.

Để khắc phục những chiếc F-105 "rụng như sung" trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ đã phải đề ra các chiến thuật đặc biệt, nhằm giúp F-105 có thể tồn tại. Và cũng rất có thể, Không quân Mỹ cũng làm điều tương tự đối với máy bay chiến đấu F-35 trong tương lai.

Để khắc phục những chiếc F-105 "rụng như sung" trong Chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ đã phải đề ra các chiến thuật đặc biệt, nhằm giúp F-105 có thể tồn tại. Và cũng rất có thể, Không quân Mỹ cũng làm điều tương tự đối với máy bay chiến đấu F-35 trong tương lai.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa F-35 và F-105 đó là: Cả F-105 và F-35 đều là những máy bay chiến đấu tấn công lớn, một chỗ ngồi, một động cơ; sử dụng động cơ mạnh nhất thời đại. Và đều có trọng lượng rỗng là 12.250 kg, cùng sải cánh bằng nhau (10,68 m).

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa F-35 và F-105 đó là: Cả F-105 và F-35 đều là những máy bay chiến đấu tấn công lớn, một chỗ ngồi, một động cơ; sử dụng động cơ mạnh nhất thời đại. Và đều có trọng lượng rỗng là 12.250 kg, cùng sải cánh bằng nhau (10,68 m).

Cả hai loại đều có các khoang chứa vũ khí bên trong thân và nhiều mấu cứng bên ngoài, để lắp bom và tên lửa. Cả F-35 và F-105 đều có bán kính chiến đấu là 750 km và lực đẩy đều ưu tiên cho tầm hoạt động, thay vì khả năng cơ động.

Không quân Mỹ sở hữu 833 chiếc F-105 và mất không ít hơn 334 chiếc trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến 1970. Các máy bay MiG của Không quân Việt Nam đã bắn rơi 22 chiếc F-105, bất kể Mỹ có sử dụng chiến thuật nào đi chăng nữa.

Không quân Mỹ sở hữu 833 chiếc F-105 và mất không ít hơn 334 chiếc trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến 1970. Các máy bay MiG của Không quân Việt Nam đã bắn rơi 22 chiếc F-105, bất kể Mỹ có sử dụng chiến thuật nào đi chăng nữa.

Kết quả đó chắc chắn không làm Lầu Năm Góc bằng lòng, khi F-105 là máy bay được kỳ vọng nhiều nhất. Để cải thiện chiến thuật của mình, vào năm 1969, Không quân Mỹ đã tiến hành các trận không chiến giả định, giữa một chiếc F-105 và một chiếc MiG-21 của Iraq.

Kết quả đó chắc chắn không làm Lầu Năm Góc bằng lòng, khi F-105 là máy bay được kỳ vọng nhiều nhất. Để cải thiện chiến thuật của mình, vào năm 1969, Không quân Mỹ đã tiến hành các trận không chiến giả định, giữa một chiếc F-105 và một chiếc MiG-21 của Iraq.

Chiếc máy bay MiG-21 trên là của Không quân Iraq, do một phi công đào ngũ lái sang Israel, và người Israel đã "hào phóng" cho phép người Mỹ mượn chiếc máy bay chiến đấu nhỏ bé, nhanh nhẹn trong khuôn khổ chương trình “Have Donut” của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ.

Chiếc máy bay MiG-21 trên là của Không quân Iraq, do một phi công đào ngũ lái sang Israel, và người Israel đã "hào phóng" cho phép người Mỹ mượn chiếc máy bay chiến đấu nhỏ bé, nhanh nhẹn trong khuôn khổ chương trình “Have Donut” của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ.

Kết quả của cuộc thử nghiệm diễn ra không tốt đẹp gì đối với chiếc F-105. Những phi công thử nghiệm khuyến cáo, khi chạm trán với một chiếc tiêm kích chiến đấu MiG-21, phi hành đoàn F-105 nên cố gắng "bỏ của chạy lấy người". Thực tế này chẳng cần khuyên, thì các phi công F-105 đều "làm rất tốt", đó là khi gặp MiG, F-105 đã cắt bom bừa bãi, để nhẹ thân còn chạy.

Kết quả của cuộc thử nghiệm diễn ra không tốt đẹp gì đối với chiếc F-105. Những phi công thử nghiệm khuyến cáo, khi chạm trán với một chiếc tiêm kích chiến đấu MiG-21, phi hành đoàn F-105 nên cố gắng "bỏ của chạy lấy người". Thực tế này chẳng cần khuyên, thì các phi công F-105 đều "làm rất tốt", đó là khi gặp MiG, F-105 đã cắt bom bừa bãi, để nhẹ thân còn chạy.

Theo khuyến cáo, những chiếc F-105 chỉ có thể tiến công những chiếc MiG-21, khi F-105 ở phía bán cầu sau của chiếc MiG-21 và người lái MiG không biết có đối phương phía sau. Nhưng điều này khó xảy ra, do MiG-21 chiến đấu trên không, nhưng đều được dẫn đường từ mặt đất.

Theo khuyến cáo, những chiếc F-105 chỉ có thể tiến công những chiếc MiG-21, khi F-105 ở phía bán cầu sau của chiếc MiG-21 và người lái MiG không biết có đối phương phía sau. Nhưng điều này khó xảy ra, do MiG-21 chiến đấu trên không, nhưng đều được dẫn đường từ mặt đất.

Khi F-105 và MiG-21 xuất phát ở vị trí ngang nhau và đối diện, máy bay Mỹ sẽ gặp khó khăn. Không quân Mỹ cho biết: “Nếu F-105 cố gắng cơ động kéo dài, nó sẽ dễ bị đòn tấn công tiếp theo, vì tình hình xấu đi do máy bay có khả năng cơ động hạn chế”.

Khi F-105 và MiG-21 xuất phát ở vị trí ngang nhau và đối diện, máy bay Mỹ sẽ gặp khó khăn. Không quân Mỹ cho biết: “Nếu F-105 cố gắng cơ động kéo dài, nó sẽ dễ bị đòn tấn công tiếp theo, vì tình hình xấu đi do máy bay có khả năng cơ động hạn chế”.

Phi công F-35 trong cuộc thử nghiệm với chiến đấu cơ F-16 đã báo cáo một động thái tương tự, khi những chiếc F-35 không đủ tốc độ, để giành góc tấn công có lợi, so với chiến đấu cơ F-16. Nếu trong một cuộc chiến quần vòng kéo dài, thì bất lợi này càng lộ rõ.

Phi công F-35 trong cuộc thử nghiệm với chiến đấu cơ F-16 đã báo cáo một động thái tương tự, khi những chiếc F-35 không đủ tốc độ, để giành góc tấn công có lợi, so với chiến đấu cơ F-16. Nếu trong một cuộc chiến quần vòng kéo dài, thì bất lợi này càng lộ rõ.

Nhưng trong khi F-105 có lợi thế về tốc độ bay thẳng, so với hầu hết các đối thủ MiG khi đó, thì F-35 lại có tốc độ chậm hơn các máy bay chiến đấu dòng Su của Nga và J của Trung Quốc.

Nhưng trong khi F-105 có lợi thế về tốc độ bay thẳng, so với hầu hết các đối thủ MiG khi đó, thì F-35 lại có tốc độ chậm hơn các máy bay chiến đấu dòng Su của Nga và J của Trung Quốc.

Có lẽ lợi thế lớn nhất của F-35 là khả năng tàng hình; chỉ với tính năng này và thiết kế đặc biệt của nó, mới giúp nó tránh bị các cảm biến tầm xa của đối phương phát hiện trong một số trường hợp nhất định.

Có lẽ lợi thế lớn nhất của F-35 là khả năng tàng hình; chỉ với tính năng này và thiết kế đặc biệt của nó, mới giúp nó tránh bị các cảm biến tầm xa của đối phương phát hiện trong một số trường hợp nhất định.

Nếu F-35 muốn tồn tại trong các cuộc chiến trong tương lai, những phi công điều khiển nó, phải đưa ra các chiến thuật, tận dụng đặc tính tàng hình, cũng như các cảm biến hiện đại; thực hiện chiến thuật không chiến hiện đại "phát hiện trước, bắn trước, thoát ly nhanh" thì mới có thể giành chiến thắng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu F-35 muốn tồn tại trong các cuộc chiến trong tương lai, những phi công điều khiển nó, phải đưa ra các chiến thuật, tận dụng đặc tính tàng hình, cũng như các cảm biến hiện đại; thực hiện chiến thuật không chiến hiện đại "phát hiện trước, bắn trước, thoát ly nhanh" thì mới có thể giành chiến thắng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích chiến đấu F-35 thể hiện khả năng cơ động cực kỳ đáng ngạc nhiên ở độ cao thấp. Nguồn: Tube.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/f-35-co-dam-vao-vet-xe-do-cua-f-105-trong-chien-tranh-viet-nam-1512066.html