F-35 hai động cơ mang tên F-55: Ảo tưởng của ông Trump hay kế hoạch nâng cấp thực sự?
Tuyên bố về việc tạo ra F-55 từ phiên bản F-35 hai động cơ có thể vừa là tưởng tượng của ông Trump vừa là nội dung thực sự của dự án nhằm tạo ra tiêm kích thế hệ 5+ của Lockheed Martin.

Mỹ đang phát triển dự án hiện đại hóa sâu rộng đối với tiêm kích F-35, bao gồm việc chuyển đổi nó thành máy bay hai động cơ có tên gọi F-55, hay đây chỉ là tưởng tượng của ông Donald Trump hoặc là một ý kiến không được nêu rõ khi phát biểu trong chuyến thăm Qatar?

Nhưng điều này trùng lặp với tuyên bố của một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không - Giám đốc điều hành Lockheed Martin - ông Jim Tyklet.

Nhân vật trên cách đây vài tuần cho biết họ có kế hoạch chế tạo một chiếc F-35 tương ứng với thế hệ 5+ thông thường và sẽ có 80% chức năng của F-47 thế hệ thứ sáu. Không có thông tin chi tiết nào khác được cung cấp, ngoại trừ việc dự án đã được trình diễn tại Washington.

Do vậy lời nói của Trump có thể thực sự hợp lý. Nhưng câu hỏi đặt ra là họ sẽ lắp động cơ nào và làm thế nào để tích hợp vào máy bay F-35, vì mọi việc không đơn giản như vẻ bề ngoài.

Nguyên nhân được xác định là do máy bay chiến đấu thường được chế tạo xung quanh một hoặc nhiều động cơ, và trong trường hợp của chiếc F-35 kích thước khá nhỏ, đây là một tuyên bố hoàn toàn khó hiểu.

Điều này nghĩa là mặc dù có thể có nhận thức rằng việc thay thế một động cơ bằng hai động cơ là rất đơn giản, nhưng trên thực tế, đây là việc thiết kế lại toàn bộ máy bay gồm khung thân và các bộ phận động cơ, kết hợp lại tất cả các thành phần và cụm lắp ráp.

Nếu vậy đây thực chất là một cỗ máy mới. Đặc biệt cần nhớ rằng phiên bản F-35B vẫn sử dụng quạt nâng. Nhưng cuối cùng, điều này có thể biện minh cho việc sử dụng tên mới F-55 thay vì giữ nguyên tên F-35.

Đồng thời, câu hỏi được đặt ra là tại sao lại lắp thêm một động cơ vào máy bay này? Bởi vì cuối cùng thì nó sẽ làm tăng chi phí của chiếc tiêm kích và làm cho việc bảo trì trở nên phức tạp hơn.

Tuy nhiên thiết kế hai động cơ cũng có lợi ích khi cho phép máy bay mang được nhiều tải trọng hơn, bao gồm vũ khí, nhiên liệu và hệ thống phụ trợ.

Và nếu quay lại công thức mà theo đó F-55 hai động cơ sẽ chịu trách nhiệm cho 80% khả năng của F-47, một số trong số đó đã được tiết lộ gần đây, thì chúng ta nên nói về bán kính chiến đấu khoảng 1.300 km, tốc độ cao hơn một chút và khả năng tàng hình được cải thiện.

Như vậy rõ ràng cách để đạt được hiệu suất bay cao hơn có thể nằm ở việc thiết kế lại thân của chiếc tiêm kích để đủ sức mang theo hai động cơ.

Nhưng vẫn còn câu hỏi lớn cần giải đáp, bởi vì có thể phải hiện đại hóa động cơ F135 hiện có của Pratt & Whitney, bao gồm cả việc quay lại hiện đại hóa phiên bản thích ứng XA101 mà hãng đã quyết định từ bỏ, hoặc về việc sử dụng động cơ sẽ được lắp trên máy bay F-47.

Hiện vẫn chưa rõ chính xác bên trong tiêm kích thế hệ thứ sáu sẽ có những gì, mặc dù về mặt logic thì đó sẽ là Động cơ thích ứng thế hệ tiếp theo - một máy động lực mới hiện đang được phát triển trong dự án cạnh tranh: XA102 của General Electric và XA103 của Pratt & Whitney.

Đồng thời mọi thứ có thể trở nên đơn giản hơn nhiều, đó là ông Trump đơn giản là không thực sự rõ mình đang nói gì, chỉ đơn giản là cảm hứng nhất thời như tính cách bất thường của ông.