F-4E Phantom II, cú sửa sai của Mỹ sau khi rụng tơi tả trên bầu trời Việt Nam

F-4E Phantom II là loại máy bay tiêm kích ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo nhằm thay thế những chiếc F-4 đời đầu, vốn chịu nhiều thiệt hại trên bầu trời Việt Nam.

F-4E Phantom II là biến thể nâng cấp mạnh nhất của chiến đấu cơ F-4, loại máy bay nổi tiếng của Mỹ. Hiện nay trên thế giới vẫn còn vài trăm chiến đấu cơ F-4E Phantom II hoạt động trong không quân một số nước, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và cả Nhật Bản.

F-4E Phantom II là biến thể nâng cấp mạnh nhất của chiến đấu cơ F-4, loại máy bay nổi tiếng của Mỹ. Hiện nay trên thế giới vẫn còn vài trăm chiến đấu cơ F-4E Phantom II hoạt động trong không quân một số nước, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và cả Nhật Bản.

F-4E Phantom II được không quân Mỹ sử dụng tới tận năm 1996. Công bằng mà nói, đây vẫn là một trong những chiến đấu cơ thành công của Mỹ.

F-4E Phantom II được không quân Mỹ sử dụng tới tận năm 1996. Công bằng mà nói, đây vẫn là một trong những chiến đấu cơ thành công của Mỹ.

Sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ cho rằng các cuộc không chiến quần vòng không còn và vai trò của pháo cao tốc trang bị cho chiến đấu cơ không còn, thay vào đó là tên lửa không đối không.

Sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ cho rằng các cuộc không chiến quần vòng không còn và vai trò của pháo cao tốc trang bị cho chiến đấu cơ không còn, thay vào đó là tên lửa không đối không.

Chính từ luận điểm này, các hãng chế tạo chiến đấu cơ của Mỹ đã quyết định loại bỏ pháo ra khỏi chiến đấu cơ hạng nặng F-4 Phantom II.

Chính từ luận điểm này, các hãng chế tạo chiến đấu cơ của Mỹ đã quyết định loại bỏ pháo ra khỏi chiến đấu cơ hạng nặng F-4 Phantom II.

Người Mỹ rất tự tin với loại chiến đấu cơ mới sản xuất này và ngay lập tức mang sang chiến trường Việt Nam thử lửa.

Người Mỹ rất tự tin với loại chiến đấu cơ mới sản xuất này và ngay lập tức mang sang chiến trường Việt Nam thử lửa.

Ngay kh tới chiến trường Việt Nam, Mỹ đã cho các phi đội F-4 tìm và tấn công những chiếc máy bay MiG của Việt Nam vốn lạc hậu hơn khi đó.

Tuy nhiên họ đã phải trả một giá đắt khi bị bắn cháy rất nhiều, thậm chí ngay cả tiêm kích MiG-17 vốn có tốc độ cận âm, không được trang bị tên lửa không đối không cũng đủ sức hạ F-4 Phantom II.

Tuy nhiên họ đã phải trả một giá đắt khi bị bắn cháy rất nhiều, thậm chí ngay cả tiêm kích MiG-17 vốn có tốc độ cận âm, không được trang bị tên lửa không đối không cũng đủ sức hạ F-4 Phantom II.

Tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là những trận không chiến quần vòng với MiG-21 và phần thua lại là những chiếc F-4 Phantom II.

Tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là những trận không chiến quần vòng với MiG-21 và phần thua lại là những chiếc F-4 Phantom II.

Ngay lập tức người Mỹ nhận ra sai lầm chiến lược khi loại bỏ pháo hàng không ra khỏi chiến đấu cơ. Vì thế họ đã 'chữa cháy' bằng cách lắp một pháo cao tốc ở thùng treo dưới máy bay.

Ngay lập tức người Mỹ nhận ra sai lầm chiến lược khi loại bỏ pháo hàng không ra khỏi chiến đấu cơ. Vì thế họ đã 'chữa cháy' bằng cách lắp một pháo cao tốc ở thùng treo dưới máy bay.

Nhưng rắc rối lại đặt ra khi pháo có hiệu suất quá kém, đơn giản vì khi treo tự do như thế này, pháo rung lắc khi khai hỏa và độ chính xác gần như bằng không. Điều này buộc người Mỹ phải có phương án tích hợp cố định vào thân máy bay.

Nhưng rắc rối lại đặt ra khi pháo có hiệu suất quá kém, đơn giản vì khi treo tự do như thế này, pháo rung lắc khi khai hỏa và độ chính xác gần như bằng không. Điều này buộc người Mỹ phải có phương án tích hợp cố định vào thân máy bay.

Và thế là phiên bản F-4E Phantom II ra đời với việc cải tiến hệ thống điện tử và nhất là việc tích hợp khẩu pháo hàng không M61 vulcam vào ngay dưới mũi máy bay.

Và thế là phiên bản F-4E Phantom II ra đời với việc cải tiến hệ thống điện tử và nhất là việc tích hợp khẩu pháo hàng không M61 vulcam vào ngay dưới mũi máy bay.

F-4E Phantom II ra đời với nhiều cải tiến sâu rộng từ việc tích hợp lại pháo hàng không, thùng nhiên liệu được tích hợp thêm vào thân máy bay để tăng tầm bay cũng như việc trang bị động cơ và hệ thống điện tử mới.

F-4E Phantom II ra đời với nhiều cải tiến sâu rộng từ việc tích hợp lại pháo hàng không, thùng nhiên liệu được tích hợp thêm vào thân máy bay để tăng tầm bay cũng như việc trang bị động cơ và hệ thống điện tử mới.

Chiếc F-4E Phantom II đầu tiên được chuyển giao cho Không quân vào tháng 10 năm 1967 với nhiều cải tiến vượt trội. Mẫu máy bay này, với một thùng nhiên liệu bổ sung cho thân máy bay.

Chiếc F-4E Phantom II đầu tiên được chuyển giao cho Không quân vào tháng 10 năm 1967 với nhiều cải tiến vượt trội. Mẫu máy bay này, với một thùng nhiên liệu bổ sung cho thân máy bay.

F-4E cũng được nâng cấp với thanh slat nơi mép trước cánh giúp cải thiện đáng kể độ cơ động ở góc tấn lớn bằng cách hy sinh đôi chút tốc độ tối đa.

F-4E cũng được nâng cấp với thanh slat nơi mép trước cánh giúp cải thiện đáng kể độ cơ động ở góc tấn lớn bằng cách hy sinh đôi chút tốc độ tối đa.

Những chiếc F-4E được trang bị động cơ General Electric J79-GE-17A mạnh hơn với lực đẩy 79,6 kN giúp máy bay có thể đạt vận tốc Mach 2,23.

Những chiếc F-4E được trang bị động cơ General Electric J79-GE-17A mạnh hơn với lực đẩy 79,6 kN giúp máy bay có thể đạt vận tốc Mach 2,23.

F-4E được trang bị radar trinh sát phía trước AN/APQ-99, radar AN/APD-10 để tìm kiếm xung quanh.

F-4E được trang bị radar trinh sát phía trước AN/APQ-99, radar AN/APD-10 để tìm kiếm xung quanh.

Bên cạnh đó chúng còn trang bị hệ thống dẫn đường quán tính AN/ASN-55, thiết bị phát hiện hồng ngoại AN/AAS-18A, thiết bị cảnh báo radar J/APR-2 và camera giám sát dạng pod treo ngoài.

Bên cạnh đó chúng còn trang bị hệ thống dẫn đường quán tính AN/ASN-55, thiết bị phát hiện hồng ngoại AN/AAS-18A, thiết bị cảnh báo radar J/APR-2 và camera giám sát dạng pod treo ngoài.

F-4E cũng được trang bị máy tính AN/ASQ-91, thiết bị điều khiển tên lửa không đối đất ARW-77, chúng được tích hợp thêm khả năng tiếp liệu trên không cũng như mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.

F-4E cũng được trang bị máy tính AN/ASQ-91, thiết bị điều khiển tên lửa không đối đất ARW-77, chúng được tích hợp thêm khả năng tiếp liệu trên không cũng như mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.

F-4E có thể mang được trên 8.480 kg các loại vũ khí ở 9 đế gắn trên thân và cánh, bao gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, các loại bom có và không điều khiển, bom hạt nhân.

F-4E có thể mang được trên 8.480 kg các loại vũ khí ở 9 đế gắn trên thân và cánh, bao gồm: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, các loại bom có và không điều khiển, bom hạt nhân.

Không quân Mỹ đã nhận những chiếc F-4E đầu tiên vào năm 1967, ngay sau đó chúng được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn để sử dụng trong nước cũng như cấp cho các đồng minh.

Không quân Mỹ đã nhận những chiếc F-4E đầu tiên vào năm 1967, ngay sau đó chúng được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn để sử dụng trong nước cũng như cấp cho các đồng minh.

Ước tính đã có hơn 1000 chiếc F-4E được Mỹ bán cho các đồng minh của mình, năng lực tác chiến của chiếc F-4E được thể hiện rõ nét khi chúng tham gia cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973 và 1982.

Ước tính đã có hơn 1000 chiếc F-4E được Mỹ bán cho các đồng minh của mình, năng lực tác chiến của chiếc F-4E được thể hiện rõ nét khi chúng tham gia cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973 và 1982.

Nếu những chiếc F-4 đời đầu bị rụng cánh tại chiến trường Việt Nam thì tại chiến trường Trung Đông điều ngược lại đã xảy ra, hàng loạt máy bay MiG của khối Ả Rập bị F-4E bắn cháy.

Nếu những chiếc F-4 đời đầu bị rụng cánh tại chiến trường Việt Nam thì tại chiến trường Trung Đông điều ngược lại đã xảy ra, hàng loạt máy bay MiG của khối Ả Rập bị F-4E bắn cháy.

Năng lực tác chiến của F-4E vượt trội so với các bản tiền nhiệm. Trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh, F-4E Phantom II là máy bay chủ lực của không quân hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ.

Năng lực tác chiến của F-4E vượt trội so với các bản tiền nhiệm. Trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh, F-4E Phantom II là máy bay chủ lực của không quân hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ.

F-4E cũng trở tthành chiến đấu cơ phổ biến nhất khối NATO khi chúng có khả năng cơ động cao, đảm đương nhiều nhiệm vụ từ trinh sát, chiếm ưu thế trên không, áp chế phòng không và ném bom chiến thuật.

F-4E cũng trở tthành chiến đấu cơ phổ biến nhất khối NATO khi chúng có khả năng cơ động cao, đảm đương nhiều nhiệm vụ từ trinh sát, chiếm ưu thế trên không, áp chế phòng không và ném bom chiến thuật.

Hiện nay biến thể F-4E 2020T Terminator nâng cấp từ F-4E được đánh giá là có sức chiến đấu ngang tầm với những chiến đấu cơ hiện đại thế hệ thứ 4. Trong tập trận giả định, những chiếc F-4E Terminator đã 8 lần bắn hạ những chiếc Su-27 mà không chịu tổn thất nào.

Hiện nay biến thể F-4E 2020T Terminator nâng cấp từ F-4E được đánh giá là có sức chiến đấu ngang tầm với những chiến đấu cơ hiện đại thế hệ thứ 4. Trong tập trận giả định, những chiếc F-4E Terminator đã 8 lần bắn hạ những chiếc Su-27 mà không chịu tổn thất nào.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-f-4e-phantom-ii-cu-sua-sai-cua-my-sau-khi-rung-toi-ta-tren-bau-troi-viet-nam-post466832.antd