Gạo giả thương hiệu ảnh hưởng lớn quyền lợi người dân

Hàng giả thương hiệu hiện nay xuất hiện nhiều như 'ma trận' trên thị trường. Bất kể sản phẩm nào hot cũng đều bị làm giả. Thậm chí đến gạo - thứ thực phẩm ăn hàng ngày của mọi gia đình cũng bị giả thương hiệu.

Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee.

Điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam và quyền lợi của người tiêu dùng.

Hơn 05 tấn gạo không rõ nguồn gốc, 160 bao gạo ST25 giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” đã được đóng thành phẩm để sẵn sàng vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Hơn 05 tấn gạo không rõ nguồn gốc, 160 bao gạo ST25 giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” đã được đóng thành phẩm

Hơn 05 tấn gạo không rõ nguồn gốc, 160 bao gạo ST25 giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” đã được đóng thành phẩm

Hàng trăm vỏ bao bì nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” chưa sử dụng cùng hàng loạt các loại máy móc,phục vụ cho hoạt động đóng gói gạo thành phẩm.

Các sản phẩm gạo giả nhãn hiệu ST25 Ông Cua chủ yếu được các đối tượng đăng bán trên sàn thương mại điện tử Shopee, nhan nhản trên các gian hàng với giá rẻ hơn hàng chính hãng từ 70-80 nghìn đồng/sản phẩm khiến người tiêu dùng khó có thể phân biệt thật giả.

Sản phẩm thật và giả khi được đặt cạnh nhau mới có thể nhìn thấy sự khác biệt. Tuy nhiên, cũng có những sản phẩm thực phẩm được làm giả tinh vi đến cả tem chống hàng giả, đòi hỏi người tiêu dùng phải tìm hiểu cả các bộ công cụ để có thể phân biệt thật - giả.

Hiện nay, một số cơ sở kinh doanh gạo đã làm giả bao bì tem nhãn rất tinh vi và giống y như hàng thật. Cách duy nhất người tiêu dùng có thể kiểm tra là sử dụng phần mềm Icheck trên điện thoại để quét mã QRCode ở bao bì.

Cách duy nhất người tiêu dùng có thể kiểm tra là sử dụng phần mềm Icheck trên điện thoại để quét mã QRCode ở bao bì

Cách duy nhất người tiêu dùng có thể kiểm tra là sử dụng phần mềm Icheck trên điện thoại để quét mã QRCode ở bao bì

Với hàng thật sẽ cho kết quả cụ thể như số series, ngày sản xuất, hạn sử dụng và thông tin nhà sản xuất; còn hàng giả sẽ không có thông tin và đưa ra cảnh báo.

Giờ phát triển thương mại điện tử nên bà con có thể mua bán trên mạng qua những lời quảng cáo. Các đối tượng đã lợi dụng điều này để buôn bán các loại hàng kém chất lượng, giả mạo, nhái thương hiệu.

Chỉ đến khi có kết quả, hậu quả thực tế thì mới rõ, từ đó làm giảm đi niềm tin của người dân ưa chuộng sản phẩm Việt. Đấy là những vấn đề mà lực lượng QLTT đã tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn triệt phá trong thời gian vừa qua.

Người mua có thể không biết nhưng người bán thì không thể nhầm.

Người mua có thể không biết nhưng người bán thì không thể nhầm.

Qua nhiều vụ việc giả mạo nhãn hiệu thực phẩm có thể thấy phương thức giả mạo thương hiệu các mặt hàng nổi tiếng nói chung và sản phẩm gạo nói riêng rất tinh vi và phức tạp. Và khi người tiêu dùng mua phải hàng giả liên quan đến gạo thì chất lượng cũng như độ ngon của sản phẩm đều không đạt tiêu chuẩn.

Do vậy, người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức trong việc mua sắm hàng hóa, chọn đại lý chính hãng để mua tránh tiền mất tật mang.

Thanh Hồng

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/gao-gia-thuong-hieu-anh-huong-lon-quyen-loi-nguoi-dan-252584.htm