Ghé thăm điểm hành hương công giáo nổi tiếng ở miền Tây sông nước

Nhà thờ Tắc Sậy là một trong những địa điểm nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với lối kiến trúc độc đáo và khá lạ mắt so với các nhà thờ đạo Thiên chúa giáo khác.

 Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên quốc lộ 1A, cách thành phố Bạc Liêu 37km, thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên quốc lộ 1A, cách thành phố Bạc Liêu 37km, thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Theo những người lớn tuổi ở địa phương, nhà thờ có tên gọi là Tắc Sậy bởi xưa kia có một con đường tắt nhỏ đi ngang qua, nằm giữa đám lau sậy, do phát âm của người miền Nam dần biến âm ‘tắt’ thành ‘tắc.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Theo những người lớn tuổi ở địa phương, nhà thờ có tên gọi là Tắc Sậy bởi xưa kia có một con đường tắt nhỏ đi ngang qua, nằm giữa đám lau sậy, do phát âm của người miền Nam dần biến âm ‘tắt’ thành ‘tắc.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu trước đây. Ban đầu nơi đây được Cha Jules Ducquet - một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Sau đó linh mục này đã thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây, trong đó có họ đạo Bạc Liêu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu trước đây. Ban đầu nơi đây được Cha Jules Ducquet - một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Sau đó linh mục này đã thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây, trong đó có họ đạo Bạc Liêu. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Nhà thờ Tắc Sậy gắn liền với cha xứ Trương Bửu Diệp - một linh mục khá nổi tiếng với người dân nơi đây. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Nhà thờ Tắc Sậy gắn liền với cha xứ Trương Bửu Diệp - một linh mục khá nổi tiếng với người dân nơi đây. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Thánh đường của nhà thờ này mang kiến trúc lạ và độc đáo, gồm 3 tầng. Tầng trệt là nơi khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Thánh đường của nhà thờ này mang kiến trúc lạ và độc đáo, gồm 3 tầng. Tầng trệt là nơi khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Theo các giáo dân nơi đây, ban đầu, Thánh đường Tắc Sậy chỉ là một ngôi nhà thờ bán kiên cố, nhỏ hẹp, ít người biết đến, sau này được mở rộng ra. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Theo các giáo dân nơi đây, ban đầu, Thánh đường Tắc Sậy chỉ là một ngôi nhà thờ bán kiên cố, nhỏ hẹp, ít người biết đến, sau này được mở rộng ra. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Nhà thờ Tắc Sậy cũng vừa được trùng tu, xây dựng mới nhiều hạng mục khang trang, không chỉ là nơi hành hương của người dân địa phương mà còn là điểm du lịch cho nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Nhà thờ Tắc Sậy cũng vừa được trùng tu, xây dựng mới nhiều hạng mục khang trang, không chỉ là nơi hành hương của người dân địa phương mà còn là điểm du lịch cho nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

(Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Trong khuôn viên Thánh đường có nhiều bức tượng gỗ quý và phù điêu trên tường được bày trí theo tinh thần tín ngưỡng công giáo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Trong khuôn viên Thánh đường có nhiều bức tượng gỗ quý và phù điêu trên tường được bày trí theo tinh thần tín ngưỡng công giáo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Theo người dân sinh sống nơi đây, ngày càng nhiều du khách hành hương đến nhà thờ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Theo người dân sinh sống nơi đây, ngày càng nhiều du khách hành hương đến nhà thờ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Đến Thánh đường Tắc Sậy, mọi người cùng thành tâm khấn nguyện cầu muôn sự bình an, mang lại cho con người sự tĩnh tâm, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, lo toan thường nhật với mong muốn tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống yên vui, tốt lành, bao dung và đầy lòng nhân ái. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Đến Thánh đường Tắc Sậy, mọi người cùng thành tâm khấn nguyện cầu muôn sự bình an, mang lại cho con người sự tĩnh tâm, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, lo toan thường nhật với mong muốn tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống yên vui, tốt lành, bao dung và đầy lòng nhân ái. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Các giáo dân trẻ cầu nguyện. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Các giáo dân trẻ cầu nguyện. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

 Ngày thường nhà thờ có 3 thánh lễ vào các giờ: 5 giờ, 9 giờ và 17 giờ. Còn vào Chủ Nhật thì có thêm thánh lễ vào lúc 7 giờ sáng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Ngày thường nhà thờ có 3 thánh lễ vào các giờ: 5 giờ, 9 giờ và 17 giờ. Còn vào Chủ Nhật thì có thêm thánh lễ vào lúc 7 giờ sáng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/ghe-tham-diem-hanh-huong-cong-giao-noi-tieng-o-mien-tay-song-nuoc/861796.vnp