Giá biệt thự vẫn neo cao giữa lúc thị trường trầm lắng, dân trắng tay vì mua đất dự án 'ma'

Biệt thự, liền kề thanh khoản thấp kỷ lục nhưng giá vẫn cao ngất; Trắng tay vì mua đất dự án 'ma' ở Bình Dương; Khánh Hòa yêu cầu điều chỉnh 17 dự án 'đất ở không hình thành đơn vị ở'; Sửa Luật Đất đai: Giá đất được quy định như thế nào?; ... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý trong tuần.

Sửa Luật Đất đai: Giá đất được quy định như thế nào?

Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng trên thị trường xuất hiện với tần suất nhiều nhất thông qua thống kê tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác.

Dự thảo giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.

Dự thảo giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.

Dự thảo giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất; quy trình xây dựng bảng giá đất, định giá đất cụ thể; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. (Xem chi tiết)

Loạt cụm công nghiệp ở Nam Định để xảy ra vi phạm, có dự án chỉnh quy hoạch 3 lần

HĐND tỉnh Nam Định mới đây có báo cáo cho biết, việc triển khai đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác các khu, CCN trên địa bàn tỉnh từ 2016 đến nay còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN dệt may Rạng Đông chậm mặc dù đã được điều chỉnh thời gian thực hiện.

Tiến độ triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng KCN dệt may Rạng Đông chậm mặc dù đã được điều chỉnh thời gian thực hiện.

Theo đó, nhiều cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Nam Định tiến độ còn chậm, để xảy ra vi phạm về quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường… Bên cạnh đó, một số dự án phải điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 nhiều lần, phải kể đến là CCN Xuân Tiến mở rộng điều chỉnh 3 lần. (Xem chi tiết)

Biệt thự, liền kề thanh khoản thấp kỷ lục nhưng giá vẫn cao ngất

Giữa lúc thị trường bất động sản trầm lắng, giao dịch “đóng băng” nhưng giá phân khúc biệt, liền kề giá vẫn cao mà chỉ giảm nhẹ so với thời điểm “sốt nóng”.

Các dự án nhà ở, liền kề tại quận Thanh Xuân và Tây Hồ có giá lên tới 400 triệu/m2 gần như không có giao dịch.

Các dự án nhà ở, liền kề tại quận Thanh Xuân và Tây Hồ có giá lên tới 400 triệu/m2 gần như không có giao dịch.

Bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cấp cao, bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Savills Hà Nội cho biết, giá biệt thự và liền kề đã có xu hướng giảm nhẹ trong quý cuối cùng của năm 2022, nhưng việc điều chỉnh giá không đáng kể và sẽ khó giảm tiếp trong tương lai. Theo bà Hằng, mặt bằng giá chung của nhà liền thổ tại thị trường Hà Nội vẫn neo ở mức cao. Biệt thự ở khu vực Hà Nội có giá từ 10 đến 30 tỷ đồng, chiếm đến 55% tỷ trọng, trong khi đó mức giá trên 30 tỷ cũng chiếm đến 20% tỷ trọng và dưới 10 tỷ cũng chiếm khoảng 22% tỷ trọng. (Xem chi tiết)

79 biệt thự xây dựng trái phép ở Phú Quốc, mới cưỡng chế phá dỡ được 2 căn

2/79 căn biệt thự xây dựng trái phép ở khu vực Bãi Trường, ấp Đường Bào, xã Dương Tơ, TP. Phú Quốc (Kiên Giang) đã được ngành chức năng cưỡng chế, phá dỡ. 77 căn biệt thự còn lại vẫn tồn tại khiến dư luận quan tâm về tiến độ thực hiện.

79 căn biệt thự xây dựng trái phép nằm trong khu đất rộng 18,9 ha. Khu đất này trước đây là đất rừng phòng hộ, do UBND xã Dương Tơ quản lý.

79 căn biệt thự xây dựng trái phép nằm trong khu đất rộng 18,9 ha. Khu đất này trước đây là đất rừng phòng hộ, do UBND xã Dương Tơ quản lý.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Quốc Anh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt xử lý vi phạm trên lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên ở Phú Quốc thông tin: “Chúng tôi đã cưỡng chế 2/79 căn biệt thự không phép, các căn còn lại hiện đang kiện toàn hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục theo quy định để cưỡng chế. Chúng tôi chắc chắn sẽ cưỡng chế, phá dỡ với quyết tâm làm sớm nhất”. (Xem chi tiết)

Khánh Hòa yêu cầu điều chỉnh 17 dự án 'đất ở không hình thành đơn vị ở'

Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cùng Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường mới đây đã làm việc với từng chủ đầu tư của 17 dự án có “đất ở không hình thành đơn vị ở”. Những dự án này tập trung chủ yếu tại địa bàn TP Nha Trang và bắc bán đảo Cam Ranh (huyện Cam Lâm).

Nhiều dự án có loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khánh Hòa chưa chuyển lại thành đất TMDV theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Nhiều dự án có loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khánh Hòa chưa chuyển lại thành đất TMDV theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Nội dung làm việc là tiếp tục đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh dự án, chuyển đổi “đất ở không hình thành đơn vị ở” trở lại mục đích sử dụng là đất TMDV theo yêu cầu của tỉnh. (Xem chi tiết)

Trắng tay vì mua đất dự án 'ma' ở Bình Dương

Tin vào lời quảng cáo như “rót mật vào tai” của nhân viên môi giới bất động sản, không ít người đã bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng để mua những lô đất tại dự án không phép.

Khách hàng treo băng rôn đòi quyền lợi tại dự án Khu dân cư Chánh Phú Hòa

Khách hàng treo băng rôn đòi quyền lợi tại dự án Khu dân cư Chánh Phú Hòa

Có thể kể đến như trường hợp chị Trương Thị Mai (ngụ TPHCM), từ khi bỏ 2,5 tỷ đồng mua nhầm đất tại dự án "ma" Khu dân cư Chánh Phú Hòa (thị xã Bến Cát, Bình Dương) cuộc sống gia đình chị bị xáo trộn… (Xem chi tiết)

Cuộc sống người dân trong những tòa nhà chung cư 'chống nạng' giữa Hà Nội

Tập thể A7 Tân Mai (phố Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) đang xuống cấp từng ngày, phải "chống nạng" để tránh đổ sập.

Tập thể A7 Tân Mai (phố Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) đang xuống cấp từng ngày, phải "chống nạng" để tránh đổ sập.

Từng là niềm tự hào và là biểu tượng nếp sống văn minh một thời, nhưng trải qua thời gian các khu chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội đang xuống cấp nghiêm trọng và trở thành nỗi ám ảnh của người dân với hình ảnh những tòa nhà "chống nạng". (Xem chi tiết)

Ninh Phan

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/gia-biet-thu-van-neo-cao-giua-luc-thi-truong-tram-lang-dan-trang-tay-vi-mua-dat-du-an-ma-post1513117.tpo