Giá cà phê hôm nay 11/7: Cà phê trong nước giảm 1.200 đồng/kg
Giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 9/2025 giảm 67 USD/tấn; cà phê Arabica giao tháng 9/2025 tăng 7,15 US cent/lb. Cà phê trong nước giảm từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với phiên trước, giá bán dao động từ 92.300 - 92.600 đồng/kg.
Thị trường cà phê thế giới tăng - giảm đan xen trên 2 sàn
Giá cà phê thế giới vào lúc 21h00 tối nay (10/7 - theo giờ Việt Nam) đang ở trạng thái tăng - giảm trái chiều trên 2 sàn giao dịch quốc tế. Cụ thể, giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 9/2025 trên sàn London giảm 1,93% so với phiên trước, tương đương giảm 67 USD/tấn về mức 3.403 USD/tấn.
Trong khi đó, mở phiên giao dịch ngày 10/7 (theo giờ New York), giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 9/2025 tăng 2,52%, tương đương tăng 7,15 cent/lb so với cuối phiên trước và giá giao dịch lên mức 291,20 US cent/lb.

Giá cà phê trong nước có nơi giảm 1.200 đồng/kg
Giá cà phê trong nước đến cuối ngày 10/7 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm so với phiên giao dịch hôm trước và sáng cùng ngày. Hiện giá cà phê dao động trong khoảng 92.300 - 92.600 đồng/kg, giá bán trung bình ở mức 92.600 đồng/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng, cà phê nhân xô hiện đang có giá bán 92.300 đồng/kg, sau khi giảm 1.000 đồng/kg so với phiên sáng. Trong khi đó, giá cà phê ở huyện Cư M'gar; thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk đến tối nay đang ở mức 92.600 đồng/kg, giảm 1.200 đồng/kg.
Tại một số địa phương khác, giá cà phê đến cuối ngày 10/7 cũng giảm so với phiên sáng, như ở Đắk Nông, cà phê đang có giá thu mua 92.600 đồng/kg, sau khi giảm 1.000 đồng/kg so với thời điểm mở phiên sáng nay. Hiện giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng ở mức 92.500 đồng/kg, giảm 1.100 đồng/kg so với sáng nay.

Hiện giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 92.300 - 92.600 đồng/kg
Giá cà phê nhiều khả năng tiếp tục giảm trong ngắn hạn
Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE), lượng tồn kho cà phê Arabica được chứng nhận tại kho châu Âu và Mỹ đang ở mức cao nhất trong nhiều tháng gần đây. Đối với Robusta, tồn kho tại các cảng lớn ở châu Á cũng không còn ở mức thấp như đầu năm khi lượng hàng tồn được bổ sung đều đặn, niềm tin vào việc giữ giá cao của thị trường giảm sút, tạo tâm lý lo ngại và xu hướng đẩy mạnh bán ra.
Thời tiết thuận lợi tại Brazil cùng với đồng nội tệ của 2 quốc gia sản xuất hàng đầu là Brazil và Việt Nam giảm giá so với đồng USD cũng góp phần làm giảm giá cà phê. Dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê nhiều khả năng tiếp tục giảm do dư cung, tâm lý các nhà đầu tư yếu và tồn kho tăng.