Giá cà phê hôm nay 17/2/2023: Xu hướng giá chưa rõ nét, Trung Quốc giảm nhập cà phê từ Việt Nam

Thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong năm 2022, mức giảm 11,1% so với năm 2021, đạt 49,63 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, từ 10,6% trong năm 2021 xuống 6,9% trong năm 2022.

Giá cà phê hôm nay 17/2/2023

Giá cà phê thế giới tăng trở lại trong bối cảnh giới quan sát cho rằng thị trường hàng hóa toàn cầu đang bước vào đợt suy thoái kỹ thuật và không dễ dàng gì trong việc kiểm soát lạm phát vượt mức trong năm nay.

Ghi nhận tại phiên giao dịch cuối ngày 16/2 (giờ Việt Nam), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London kỳ hạn giao hàng tháng 3/2023 tăng 14 USD (0,68%), giao dịch tại 2.062 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 tăng 18 USD (0,88%), giao dịch tại 2.067 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York quay đầu giảm mạnh. Kỳ hạn giao tháng 3/2023 tăng 2,35 Cent/lb (1,33%), giao dịch tại 179,2 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 5/2023 giảm 7,05 Cent/lb (1,53%), giao dịch tại 179,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê trong nước hôm nay 17/2 tăng 600 - 700 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube)

Giá cà phê trong nước hôm nay 17/2 tăng 600 - 700 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: YouTube)

Cập nhật dự báo sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2023/2024, Nhà tư vấn và môi giới StoneX cho rằng chỉ vào khoảng 62,3 triệu bao, tăng 6,4% so với vụ trước, nhưng thấp hơn so với dự kiến ban đầu của họ, do mưa quá nhiều ngay từ đầu vụ ở các vùng trồng chính của bang Minas Gerais. Trong khi tỷ giá đồng Real giảm nhẹ thúc đẩy nông dân đẩy mạnh bán hàng, tiếp tục gây bất lợi cho giá cà phê trong ngắn hạn.

Các chỉ số kỹ thuật cho thấy, nhịp điều chỉnh giảm mạnh phiên hôm qua đã kéo giá arabica xuống mất mốc 180, thị trường cho thấy xu hướng giá trung tính chưa rõ nét.

Trên thị trường robusta, tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE London ghi nhận tiếp tục giảm xuống mức 59.330 tấn, tính đến 15/2. Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt 142.544 tấn, giảm 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thông tin trên đã góp phần kiềm hãm đà giảm giá của cà phê robusta.

Theo phân tích kỹ thuật, điều chỉnh giảm nhẹ phiên hôm qua vẫn chưa làm thay đổi xu hướng giá. Các chỉ số kỹ thuật cho thấy xu hướng giá vẫn trung tính đi ngang.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nướchôm nay 17/2 tăng 600 - 700 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.

Đơn vị tính: VND/kg.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Các thị trường hàng hóa sụt giảm do lo ngại rủi ro tăng cao, sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Mỹ không như kỳ vọng đã dẫn tới suy đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ duy trì mức lãi suất cao kéo dài thời gian hơn đã dự kiến. USDX vẫn giữ được sức mạnh, chứng khoán Mỹ lấy lại sức tăng cho dù đã suy yếu.

Trung Quốc được coi là thị trường có tiềm năng lớn đối với ngành cà phê xuất khẩu toàn cầu. Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong giai đoạn 2017 – 2022, tốc độ nhập khẩu cà phê của thị trường nước này tăng trưởng bình quân 25,1%/năm, từ 262,2 triệu USD năm 2017 tăng lên mức cao nhất 718 triệu USD vào năm 2022.

Năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung cà phê chính cho Trung Quốc gồm: Ethiopia, Colombia, Brazil, Malaysia, Italy, Việt Nam…

Trong năm 2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn, ngoại trừ Việt Nam và Guatemala.

Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, kim ngạch nhập khẩu cà phê của nước này trong năm 2022 từ Ethiopia tăng tới 209,2% so với năm 2021, đạt 188,1 triệu USD. Thị phần cà phê của Ethiopia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, từ 11,56% trong năm 2021 lên 26,2% trong năm 2022.

Thị hiếu tiêu dùng của người dân Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao từ châu Âu, Mỹ.

Trong khi đó, ngành cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê robusta dưới dạng thô. Các doanh nghiệp ở Trùng Khánh hiện chủ yếu nhập cà phê robusta của Việt Nam về để chế biến, pha trộn vì có lợi thế về giá, vận chuyển. Hiện, quy mô thị trường cà phê của Trùng Khánh đạt khoảng 3-5 tỷ NDT mỗi năm nên nhu cầu nhập khẩu lớn.

(tổng hợp)

Gia An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-ca-phe-hom-nay-1722023-xu-huong-gia-chua-ro-net-trung-quoc-giam-nhap-ca-phe-tu-viet-nam-216827.html