Giá dầu thế giới tiến sát mốc 100 USD/thùng tác động mạnh nhóm dầu khí tại TTCK Việt Nam

Giá dầu thế giới biến động nhanh chóng tiệm cận mức 100 USD/thùng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố công nhận hai nhà nước ly khai Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.

Trong ngày 22/2, hợp đồng dầu WTI tương lai tăng 3.7% lên 94.44 USD/thùng, trong khi dầu Brent vọt 2.24% lên 97.55 USD/thùng.

Giá dầu thô gần đây tiệm cận mức 100 USD/thùng, tăng hơn 20% từ đầu năm 2022 và tăng hơn 80% so với đầu năm 2021. Tuy nhiên, đà tăng này có thể đến từ các yếu tố khác như thiếu hụt nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh.

Bảng giá VNDirect

Bảng giá VNDirect

Nga là một mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu, nên xung đột giữa Nga và phương Tây xung quanh vấn đề Ukraine đặt ra mối lo lớn về nguy cơ gián đoạn dòng chảy năng lượng từ nước này. Nga sản xuất khoảng 10 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu. Ngoài ra, Nga còn là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), đáp ứng khoảng 40% nhu cầu khí đốt của các nước trong khối này.

Nhiều nhà phân tích đã dự báo giá dầu sẽ ngay lập tức vượt 100 USD/thùng, thậm chí lên 120 USD/thùng nếu lực lượng Nga tấn công Ukraine như cảnh báo của phương Tây. Kỷ lục mọi thời đại của giá dầu được thiết lập vào tháng 7/2008, khi giá dầu Brent đạt 147.5 USD/thùng.

Giá dầu mỏ thế giới tăng tác động mạnh mẽ nhất lên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm dầu mỏ được giao dịch với khối lượng lớn: PV-GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam) có lúc tăng đến 2.7% thị giá tương đương 118.500 đồng/cổ phiếu, PLX (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) có lúc tăng tới 6% thị giá tương đương 63.500 đồng/cổ phiểu tiếp tục là trụ đỡ giúp chỉ số VN30 không giảm quá sâu sau những phiên sóng gió đầu tuần.

PVS (Công ty Cổ phần dịch vụ dầu khí Việt Nam PTSC) đã chứng tỏ được khả năng của mình trong việc xây lắp các dàn khoan dầu khí ở cả thị trường trong nước và nước ngoài như dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt hay dự án Gallaf tại Qatar tăng 3.8% thị giá 30.200 đồng/cổ phiếu, PVD (Tổng Công ty cổ phần khoan và dịch vụ dầu khí) tăng 2.7% thị giá 32.050 đồng/cổ phiếu sau khi có thông tin chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu trong tháng 06/2022. Và các đơn vị cung cấp dịch vụ khác như: PVT (Công ty Cổ phần vận tải Dầu khí) tăng 1.1% thị giá 23.250 đồng/cổ phiếu, PVB (Công ty Cổ phần bọc ống Dầu khí Việt Nam) giữ quanh tham chiếu thị giá 19.400 đồng/cổ phiếu, PVC (Tổng Công ty Hóa chất và dịch vụ Dầu khí) tăng 6.6% thị giá 16.200 đồng/cổ phiếu. BSR (Công ty cổ phần lọc – hóa dầu Bình Sơn) tăng 1.1% thị giá 26.700 đồng/cổ phiếu, OIL (Tổng Công ty Dầu Việt Nam) tăng 2.7% thị giá 18.800 đồng/cổ phiếu.

Những đơn vị DPM (Tổng Công ty Hóa chất và Phân bón Dầu khí giảm 1.6% thị giá 47.800 đồng/cổ phiếu sau chuỗi ngày tăng từ vùng giá 40.000 đồng/cổ phiếu, DCM (Công ty Cổ phần Hóa Chất Phân bón Cà Mau) giảm 3.5% thị giá 30.100 đồng/cổ phiếu.

Giang Sơn

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/gia-dau-the-gioi-tien-sat-moc-100-usdthung-tac-dong-manh-nhom-dau-khi-tai-ttck-viet-nam-110554.html