Giá dầu thô neo quanh đáy trong 3 tuần qua
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,95% lên 96,97 USD/thùng vào lúc 7h5 (giờ Việt Nam) ngày 8/4, còn giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 0,03% xuống 101,43 USD/thùng.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,95% lên 96,97 USD/thùng vào lúc 7h5 (giờ Việt Nam) ngày 8/4, còn giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 0,03% xuống 101,43 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày 7/4 vì sự không chắc chắn về việc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có thể trừng phạt hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga và sau khi các quốc gia tiêu thụ dầu tuyên bố về một đợt giải phóng khổng lồ từ kho dự trữ khẩn cấp.
Giá dầu thô cũng chịu áp lực bởi lo ngại về các lệnh phong tỏa tại Trung Quốc, vì một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, sẽ làm chậm sự phục hồi của nhu cầu dầu.
Kết phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,5% xuống 100,58 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,6% xuống 96,03.
Trong phiên ngày 6/4, cả hai loại dầu đều giảm hơn 5% và đánh dấu mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 16/3.
Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), phát biểu trong một cuộc họp NATO rằng các biện pháp mới của EU, gồm cả lệnh cấm đối với than của Nga, có thể được thông qua vào ngày 7/4 hoặc 8/4, và khối sẽ thảo luận về lệnh cấm vận dầu mỏ tiếp theo.
Tuy nhiên, lệnh cấm than sẽ có hiệu lực hoàn toàn từ giữa tháng 8, chậm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu.
Ấn Độ đã tiếp tục mua dầu thô của Nga với mức giá rẻ, làm suy yếu dự đoán của các nhà phân tích đưa ra trước đó là thị trường sẽ mất khoảng 2 - 3 triệu thùng dầu Nga/ngày.
Ông Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch & Associates LLC tại Galena, nhận định mặc dù giả thiết thị trường sẽ mất khoảng 2-3 triệu thùng dầu Nga/ngày vẫn có thể xảy ra khi các hợp đồng hoàn thành và nhu cầu của nhà máy lọc dầu hoặc kho chứa cần thiết của Ấn Độ được đáp ứng, nhưng sự phát triển như vậy vẫn có thể mất vài tuần nếu không phải là vài tháng nữa.
Ở Trung Quốc, nhiều đợt bùng phát COVID-19 đã dẫn đến việc phong tỏa trên diện rộng ở Thượng Hải, thành phố đông dân nhất của quốc gia châu Á.
Hôm 6/4, các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng so với mức 180 triệu thùng mà Mỹ công bố vào tuần trước để giúp giảm giá nhiên liệu, theo Reuters.
Hãng thông tấn Kyodo đưa tin Nhật Bản sẽ giải phóng 15 triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ của nhà nước và tư nhân.