Gia đình là nền tảng bồi đắp giá trị văn hóa

Cách mạng công nghiệp 4.0 một mặt đem lại những khía cạnh tích cực, nhưng cũng tạo ra những thách thức lớn đối với văn hóa gia đình, giá trị gia đình và giáo dục gia đình. Bởi thế gìn giữ 'nếp xưa' sao cho hài hòa với nhịp sống mới là rất cần thiết và cũng chính là góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Bữa cơm tối thường là thời điểm mọi người trong gia đình sum họp, kể chuyện trong ngày…là sợi dây gắn kết gia đình…Thế nhưng,trong không ít gia đình thời hiện đại, bữa cơm không còn là lúc để tâm sự…..Dường như, các thiết bị công nghệ đã làm sợi dây gắn kết bị lỏng lẻo. Mọi người gần với thế giới hơn, nhưng lại ngày càng xa lạ với ngay người bên cạnh…

Nền tảng gia đình sẽ góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô

Nền tảng gia đình sẽ góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô

Đối với nhiều người, đặc biệt là người trẻ, việc sử dụng các thiết bị công nghệ đã chiếm hết phần lớn thời gian của họ. Khi nhịp sống hiện đại ngày càng phát triển, nhiều hệ giá trị truyền thống trong gia đình đang bị đứt gãy. Pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người nhưng để xây dựng gia đình hạnh phúc, để gia đình thực sự là chốn bình yên của mỗi người thì gốc rễ của nó vẫn là giáo dục truyền thống và đạo đức ngay trong chính gia đình.

Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Chỉ thi 30 của thành ủy Hà Nội đã chỉ rõ: vấn đề cốt lõi là xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Nền tảng đó sẽ góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô

Gìn giữ các truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình sẽ thiết thực góp phần đưa Chỉ thị số 30 vào cuộc sống bằng việc ứng xử có văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội…, qua đó phát huy vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa của người Hà Nội, nhân lên tinh thần tận tâm, tận lực cống hiến để xây dựng Thủ đô, đất nước.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/gia-dinh-la-nen-tang-boi-dap-gia-tri-van-hoa-222155.htm