Gia Hòa chủ động phòng, chống cháy rừng

Xã Gia Hòa là địa phương có diện tích rừng nhiều ở huyện Gia Viễn với 1.246 ha đất rừng các loại, chiếm hơn 39% diện tích đất rừng toàn huyện và bằng 44% diện tích tự nhiên toàn xã. Nơi đây có 16 thôn, thì 7 thôn nhân dân sinh sống liền kề với đất rừng. Vì vậy, hàng năm, trước mùa nắng nóng và mùa hanh khô, địa phương triển khai nhiều giải pháp chăm sóc, quản lý, đặc biệt là các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Phát tỉa cành khô, dọn dẹp thực bì rừng Dốc Nải, thôn Đá Hàn, xã Gia Hòa (Gia Viễn). Ảnh: Anh Tuấn

Diện tíchrừng của xã Gia Hòa (Gia Viễn) nằm trọn trong lòng đê Đầm Cút là nơi du lịchsinh thái đang hấp dẫn khách du lịch. Rừng nơi đây khá đa dạng về thành phần,chủng loại có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, nguồn gen quý hiếm phân bố tậptrung ở các thôn: Đá Hàn, Vườn Thị, Gọng Vó, Đồi Ngô...

Với thôn Đá Hàn là nơigiáp với xã Đồng Tâm (huyện Lạc Thủy, Hòa Bình) và xã Thanh Nghị (huyện ThanhLiêm, Hà Nam), có tuyến đường liên tỉnh đi qua; lại là thôn vùng sâu vùng xa,nhân dân chủ yếu là di cư vào làm kinh tế mới sống bằng nghề nương rẫy, chănnuôi nhỏ lẻ. Vùng giáp ranh này có “rừng lẫn rừng, núi chồng núi”, vì thế, tìnhhình an ninh trật tự còn gặp nhiều khó khăn...

Từ nhữngđặc điểm trên, công tác bảo vệ rừng nói chung và công tác phòng cháy, chữa cháyrừng (PCCCR) nói riêng luôn gặp khókhăn, ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng. Vì vậy đòi hỏi các cấp ủy đảng, chínhquyền địa phương đến thôn, xóm phải luôn coi trọng công tác PCCCR. Trong đó đềcao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của mọi tầng lớp nhân dânđịa bàn, nhất là nơi sinh sống thường nhật tiếp giáp rừng.

Để phòng,chống cháy rừng hiệu quả, hàng năm, UBND xã Gia Hòa đã kiện toàn lại Ban chỉhuy PCCCR của xã và 7 thôn liền kề với rừng; đồng thời xây dựng phương án bảovệ rừng cụ thể, trong đó chú trọng quan tâm đến công tác tuyên truyền.

Theo đó,trước “2 mùa” nguy cơ cháy cao, đó là kỳnắng nóng (từ tháng 4 - tháng 6) và kỳ khô hanh (tháng 11-12), thông qua hệthống truyền thông 3 cấp kết hợp với các cuộc họp ở thôn xóm, Ban Lâm nghiệpcủa địa phương đã tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức chobà con nhân dân các thôn, trong đó chú trọng tới 7 thôn liền kề với đất rừng về tầm quan trọngcủa rừng đối với đời sống kinh tế - xã hội và rừng với môi trường tự nhiên....

Thông tin đến mọi người dân, nhất là các chủ rừng để từng bước hình thành ýthức tự giác chấp hành và có những hành động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, tráchnhiệm về trồng và bảo vệ rừng. Cùng vơícông tác tuyên truyền, Ban chỉ huy PCCCR xã chú trọng công tác chuẩn bị “4 tạichỗ”, kiểm đếm, mua sắm, bổ sung dụng cụchữa cháy, như dao phát, câu liêm, xô, thùng... tích trữ, bảo vệ nguồn nước, bổsung lực lượng chữa cháy nhằm ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra, trêncơ sở có sự phân công trách nhiệm cho các thành viên ở mỗi tổ, các mũi lựclượng cụ thể, rõ ràng...

Đặc biệt trong thời điểm nắng nóng như hiện nay, xãGia Hòa đã tích cực chỉ đạo các thôn, xóm tăng cường kiểm tra công tác PCCCR,ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh cháy rừng, xây dựng phương án PCCCR của các chủrừng, hướng dẫn các chủ rừng chặt tỉa cành khô, thu dọn thực bì theo đúng quytrình, xây dựng các chòi canh lửa, đường băng cản lửa, chuẩn bị đầy đủ phươngtiện và công cụ phục vụ tốt công tác phòng chống cháy rừng, hạn chế thấp nhấtthiệt hại xảy ra.

Trưởng thônĐá Hàn, anh Đinh Văn Hồng, đồng thời là Tổ trưởng đội quần chúng bảo vệ rừng vàPCCCR thôn cho hay: Thôn có gần 100 hộ gia đình, lại là thôn xa trung tâm nhất,địa bàn rộng, trải dài, việc huy động phương tiện và nhân lực tiếp viện khi cócháy rừng trên núi đá xảy ra là gặp nhiều khó khăn.

Vì thế việc xây dựng phươngán, kế hoạch để sẵn sàng đối phó với nguy cơ cháy rừng trên địa bàn luôn được các cấp quan tâm, đôn đốc. Đãnhiều lần địa bàn thôn được chọn là nơi diễn tập, thực hành xử lý tình huống,giả định cháy rừng xảy ra trên địa bàn.

Qua buổi diễn tập xử lý tình huống thểhiện được năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đồng thơìkiểm tra kế hoạch và khả năng tổ chức chỉ huy, hiệp đồng, giao nhiệm vụ của Banchỉ huy PCCCR huyện. Nâng cao khả năng phối hợp giữa các lực lượng theo phươngchâm 4 tại chỗ để chủ động, ứng phó nhanh không để cháy lớn xảy ra cũng là bàihọc rất quý cho địa phương.

Bài, ảnh:Minh Đường

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gia-hoa-chu-dong-phong-chong-chay-rung-20190712101832360p2c20.htm