Giá nông sản 26/7: Giá mít Thái tăng cao, cao su đà giảm

Giá mít Thái tăng cao trở lại, cà phê trong nước đồng loạt tăng, cao su hai sàn giao dịch giảm, hồ tiêu giảm mạnh, lúa gạo điều chỉnh trái chiều.

Giá cà phê đồng loạt tăng

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 124.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 125.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 125.100 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước đồng loạt tăng

Giá cà phê trong nước đồng loạt tăng

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 125.400 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 125.300 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 125.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 125.100 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 125.200 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước quay đầu tăng so với cùng thời điểm hôm qua.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2024 tăng 53 USD/tấn, ở mức 4.380 USD/tấn, giao tháng 11/2024 tăng 53 USD/tấn, ở mức 4.229 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica giao tháng 9/2024 tăng 3,55 cent/lb, ở mức 234,7 cent/lb, giao tháng 12/2024 tăng 3,45 cent/lb, ở mức 233,55 cent/lb.

Giá cà phê 2 sàn tăng trở lại sau phiên giảm mạnh. Hôm qua, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 2/2024 tăng 2,8%, cao hơn mức dự báo 2%, và cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng 1,4% trong quý 1. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), không bao gồm các mặt hàng biến động như thực phẩm và năng lượng, tăng 2,9%.

Theo hãng tư vấn Sfras&Mercado, tính đến ngày 17/7, Brazil đã thu hoạch 74% sản lượng cà phê vụ 2024/25, cao hơn mức 66% của cùng kỳ năm ngoái và 70% của trung bình 5 năm gần nhất. Thời tiết khô ráo dự kiến sẽ nông dân Brazil đẩy nhanh tốc độ, hướng tới việc hoàn thành sớm hoạt động thu hoạch vụ này.

Giá hồ tiêu giảm mạnh

Ghi nhận mới nhất, giá tiêu bất ngờ giảm mạnh 10.000 - 16.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giao dịch thấp nhất đang được ghi nhận tại Gia Lai và Đồng Nai là 145.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg. Đây cũng là giá thu mua tại tỉnh Đắk Nông sau khi giảm 16.000 đồng/kg. Thương lái tại Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước đang cùng giao dịch hồ tiêu với giá 146.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 14.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu giảm mạnh 10.000 - 16.000 đồng/kg

Giá hồ tiêu giảm mạnh 10.000 - 16.000 đồng/kg

Trên thị trường thế giới, giá giao dịch tiêu đen Lampung (Indonesia) tăng 0,31%, trong khi giá thu mua tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 24/6; giá thu mua tiêu trắng Muntok tăng 0,32%, trong khi giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có thay đổi mới.

Một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy giá hồ tiêu tăng trong thời gian qua là do nguồn cung hạn chế trên toàn thế giới. Đặc biệt là hai nước quyết định nguồn cung trên toàn cầu là Brazil và Việt Nam đều bị giảm sản lượng do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết El Nino gây hạn hán.

Số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat) cho thấy, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 31.847 tấn hồ tiêu trong 5 tháng đầu năm với giá trị kim ngạch thu về 118,7 triệu USD, giảm 8% về lượng nhưng tăng 17,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam tính đến hết tháng 5 đạt 109.330 tấn với trị giá thu về 469 triệu USD, giảm 16,8% về lượng nhưng tăng tới 15,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, việc Trung Quốc quay trở lại mua hàng cũng tác động mạnh lên giá tiêu. Cụ thể, trong tháng 5 lượng hồ tiêu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 3.137 tấn, tăng gấp 4,8 lần so với tháng trước và là mức cao nhất đạt được trong 11 tháng trở lại đây.

Dù giá tăng cao nhưng doanh nghiệp vẫn khó thu mua nguyên liệu do người trồng tiêu kỳ vọng giá sẽ còn tăng tiếp. Nông dân các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ có thu nhập cao từ sầu riêng, cà phê nên có đủ khả năng tài chính để găm giữ hồ tiêu, thậm chí nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm, không vội bán.

Giá cao su đà giảm

Giá cao su hai sàn giao dịch cùng giảm

Giá cao su hai sàn giao dịch cùng giảm

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 7/2024 giảm 0,63% lên mức 347,7 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h ngày 26/6 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2024 giảm 0,37% ở mức 14.930 Nhân dân tệ/tấn.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Thái Lan xuất khẩu được 992,5 nghìn tấn cao su tự nhiên (HS 4001), trị giá 54,67 tỷ Baht (tương đương 1,49 tỷ USD), tăng 9% về lượng và tăng 33,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ, Malaysia, Nhật Bản và Ấn Độ.

Giá lúa gạo điều chỉnh tăng, giảm trái chiều

Giá lúa gạo hôm nay (26-7) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xu hướng biến động trái chiều với lúa.

Với mặt hàng lúa, ghi nhận tại các địa phương giao dịch lúa mới đa phần chờ cắt, nhiều nơi ngưng mua, giá ít biến động. Cụ thể, tại An Giang, giao dịch ổn định, giá vững. Tại Sóc Trăng, chất lượng đẹp, giá lúa ít biến động, nhu cầu mua lúa đều.

Giá lúa gạo điều chỉnh tăng, giảm trái chiều

Giá lúa gạo điều chỉnh tăng, giảm trái chiều

Trên thị trường lúa, giá hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ với một số mặt hàng so với ngày hôm qua, lúa IR 50404 giá dao động quanh mốc 6.700 - 6.900 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 giảm 200 đồng/kg, xuống mức giá 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ở mức 6.700 - 6.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 6.900 - 7.100 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 380 dao động 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg, và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo ổn định so với ngày hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ở mức 10.700 - 10.800 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 duy trì ở mức 12.500 - 12.600 đồng/kg.

Thị trường gạo tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay nhìn chung giao dịch chậm, gạo xấu nhiều, nguồn về ít, kho mua ít. Cụ thể, tại Lấp Vò (Đồng Tháp), chất lượng kém, lượng về ít, giá bình ổn, kho mua đều. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp) chất lượng gạo thấp, kho mua ít, giá chững so với ngày hôm qua.

Với mặt hàng lúa, ghi nhận tại các địa phương giao dịch lúa mới chậm do mưa, thương lái ngưng mua nhiều, lúa cọc chờ cắt, giá ổn định. Tại Sóc Trăng, một số nơi bắt đầu thu hoạch, giao dịch chậm.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận không điều chỉnh so với ngày hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 448 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm giữ vững ở mức 559 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 537 USD/tấn.

Giá mít Thái tăng cao

Theo ghi nhận, khoảng 1 tháng trước, giá mít Thái trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được các thương lái mua xô tại vườn với giá từ 2.000 - 4.000 đồng/kg đối với mít hàng chợ.

Giá mít Thái tăng cao trở lại

Giá mít Thái tăng cao trở lại

Riêng mít Thái loại nhất cũng có giá dao động khoảng 10.000 - 13.000 đồng/kg. Tuy nhiên, số lượng mít Thái loại nhất tại các vườn chiếm tỷ lệ rất ít.

Sau thời gian rớt giá, khoảng hơn 1 tuần nay, giá mít Thái trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã tăng cao trở lại. Theo ghi nhận, mít Thái được các vựa tại khu vực Cai Lậy thu mua trong ngày 23-7 với giá dao động khoảng 40.000 đồng/kg (đối với mít loại nhất); mít loại nhì 22.000 đồng/kg, mít hàng chợ 4.000 đồng/kg.

Một thương lái thu mua mít tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, khoảng hơn 1 tháng trước là thời điểm này, nhiều nhà vườn thu hoạch mít rộ. Nguồn cung dồi dào nên các thương lái mua kén chọn. Điều này dẫn đến giá mít Thái giảm mạnh.

Hiện nay, sau đợt thu hoạch rộ vừa rồi, nhiều nhà vườn tại địa phương còn rất ít mít thậm chí không còn để bán. Hiện mít loại nhất trên địa bàn có giá trung bình khoảng 40.000 - 43.000 đồng/kg. Dù giá tăng cao, nhưng nhiều nhà vườn không có để bán cho thương lái.

KHÁNH LINH (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/gia-nong-san-26-7-gia-mit-thai-tang-cao-cao-su-da-giam-204240726111817544.htm