Giá thép hôm nay 31/3: Một số loại thép tiếp tục tăng giá
Giá thép hôm nay 31/3, trong nước một số loại thép tiếp tục tăng giá. Trong khi đó, trên thị trường thế giớ ghi nhận giá thép giảm 7 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 từ 23/2 bình ổn ở mức 15.960 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng, hiện có giá 15.990 đồng/kg.
Thép Việt Ý, với dòng thép D10 CB300 tăng 150 đồng có giá mới là 15.960 đồng/kg, thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg.
Thép Việt Sing, cả 2 dòng thép của hãng là thép thanh vằn D10 CB300 tăng 160 đồng, lên mức 15.990 đồng/kg, thép cuộn CB240 vẫn ổn định, có giá 15.830 đồng/kg.
Thép Việt Đức, với thép thanh vằn D10 CB300 điều chỉnh tăng 150 đồng, hiện có giá 15.960 đồng/kg, thép cuộn CB240 ở mức giá 15.710 đồng/kg.
Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng, lên mức 15.830 đồng/kg, dòng thép cuộn CB240 giữ ổn định ở mức 15.680 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá mới 16.040 đồng/kg, dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 15.880 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát điều chỉnh tăng giá thép thanh vằn, dòng thép cuộn CB240 tiếp tục bình ổn ở mức 15.880 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 tăng 160 đồng, hiện có giá 15.890 đồng/kg.
Thép Việt Đức, thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng, có giá 16.210 đồng/kg, dòng thép cuộn CB240 tiếp tục đi ngang ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép VAS bình ổn, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg - tăng 150 đồng, thép cuộn CB240 ở mức 15.680 đồng/kg.
Thép Pomina vẫn không có thay đổi, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.520 đồng/kg, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.580 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát có sự điều chỉnh, với thép cuộn CB240 ở mức 15.980 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 vượt ngưỡng 16.000 đồng/kg, hiện có giá 16.030 đồng/kg - tăng 150 đồng.
Thép VAS tăng mạnh giá bán 150 đồng, dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.730 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá mới là 15.830 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.530 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.470 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.580 đồng/kg.
Ấn Độ nhập khẩu thép từ Việt Nam tăng hơn 4 lần
Theo dữ liệu sơ bộ của Ủy ban Hỗn hợp (JPC) của ngành công nghiệp thép Ấn Độ cho thấy Ấn Độ đã chuyển từ nước xuất khẩu ròng sang nhập khẩu ròng thép trong năm tài chính 2022/2023 (tháng 3/2022 - tháng 3/2023).
Thị trường thép được Ấn Độ nhập khẩu chủ yếu từ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam. Trong những tháng đầu năm Ấn Độ đã nhập lượng thép tăng gấp 4 lần từ thị trường Việt Nam. Lý giải điều này chủ yếu do giá thép nhập khẩu thấp hơn đáng kể so với giá thép nội địa Ấn Độ.
Cụ thể, giá thép HRC ( thép tấm cuộn cán nóng của tập đoàn Hòa Phát) nhập khẩu giao tại cảng Mumbai (Ấn Độ) trong tháng 2/2023 ở mức 49.000 Rupee/tấn (tương đương 596 USD/tấn). Trong khi đó, giá thép HRC của các hãng sản xuất thép Ấn Độ có mưcs 59.000 - 60.000 Rupee/tấn (giá giao tại nhà máy khu vực Mumbai).
Một thương nhân kinh doanh thép tại Mumbai cho biết giá thép HRC nhập khẩu giao hàng tại Mumbai hiện đã tăng lên mức 58.500 Rupee/tấn (tương đương 711,71 USD/tấn).
Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn so với mức giá 59.500 Rupee/tấn (giá giao tại nhà máy) của các hãng sản xuất thép nội địa Ấn Độ, theo hãng S&P Global Market.
Dữ liệu sơ bộ của JPC cho thấy tổng lượng thép thành phẩm được Ấn Độ nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 4/2021 - tháng 2/2022 đạt 5,59 triệu tấn, tăng 29,5% so với cùng kỳ trong năm tài chính 2021/2022 (từ tháng 3/2021 - tháng 3/2022).
Trong đó, thép cuộn/dải cán nóng là loại thép được nước này nhập khẩu nhiều nhất, đạt 1,96 triệu tấn (chiếm 35% tổng lượng thép nhập khẩu).
Trong thời gian qua, Nga và Việt Nam lần lượt nổi lên trở thành nhà xuất khẩu thép lớn thứ 4 và thứ 5 vào thị trường Ấn Độ.
Trong đó, lượng thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đạt 0,31 triệu tấn (tăng 6,1 lần) và từ Việt Nam đạt 0,286 triệu tấn (tăng hơn gấp 4 lần) so với cùng kỳ trong năm tài chính 2021/2022.
Phần lớn thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam trong những tháng vừa qua là thép cuộn/dải cán nóng (0,177 triệu tấn). Đây là những mặt hàng mới mà Ấn Độ chưa nhập khẩu từ Việt Nam trong năm tài chính 2021/2022. Ngoài ra, phần lớn lượng tôn/tấm lợp mạ kẽm được Ấn Độ nhập khẩu là đến từ Việt Nam.
Hàn Quốc hiện là quốc gia cung ứng thép lớn nhất cho Ấn Độ. Trong giai đoạn từ tháng 4/2021 - tháng 2/2022, Ấn Độ đã nhập khẩu 2,04 triệu tấn thép từ Hàn Quốc, tăng 9,7% so với cùng kỳ trong năm tài chính 2021/2022. Tiếp theo sau là Trung Quốc với 1,34 triệu tấn (tăng 71,4%) và Nhật Bản với 0,768 triệu tấn (tăng 22,8%).
Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Market (Hoa Kỳ) cho biết các nhà xuất khẩu thép Ấn Độ vốn có thế lợi thế trong việc chào bán thép cuộn HRC E350 và E450 nhưng hiện đã phải thu hẹp hoạt động này do giá thép cùng loại của Việt Nam và Nhật Bản ở mức cạnh tranh.
Thép thanh vằn trong nước đồng loạt tăng giá
Theo số liệu của Steel Online, từ 21/3, một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước nâng 150.000 - 160.000 đồng/tấn với sản phẩm thép vằn thanh D10 CB300, lên khoảng 15,9 - 16 triệu đồng/tấn.
Cụ thể, doanh nghiệp thép Hòa Phát tại miền Bắc, miền Nam nâng 150.000 đồng/tấn đối với dòng thép vằn thanh D10 CB300, giá thép ở hai miền lần lượt ở mức 15,99 triệu đồng/tấn và 16,03 triệu đồng/tấn. Miền Trung, Hòa Phát tăng 160.000 đồng/tấn với thép vằn thanh D10 CB300 lên 15,9 triệu đồng/tấn.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng nâng 150.000 đồng/tấn với dòng thép vằn thanh D10 CB300 lên 15,96 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Đức tại miền Bắc, dòng thép vằn thanh hiện có giá 15,96 triệu đồng/tấn sau khi doanh nghiệp này điều chỉnh tăng 150.000 đồng/tấn.
Với mức tăng 150.000 đồng/tấn, giá thép vằn thanh D10 CB300 của thương hiệu Kyoei đang ở mức 15,99 triệu đồng/tấn.
Thái Nguyên điều chỉnh tăng 100.000 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, lên mức 15,86 triệu đồng/kg; thép thanh tăng 150.000 đồng/kg, hiện có giá 15,96 đồng/kg.
Còn lại, một số doanh nghiệp như Thép miền Nam, Pomina, Thép Thái Nguyên, Vina Kyoei… vẫn chưa có động thái điều chỉnh giá thép.
Như vậy, tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép vằn thanh D10 CB300 đã có 5 đợt điều chỉnh tăng, tùy thương hiệu.
Như vậy, sau nhiều đợt điều chỉnh liên tiếp từ đầu năm, mặt bằng giá thép hiện được đưa về giai đoạn tháng 7 - 8 năm 2022. Mức này cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng một tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5/2022.
Lý giải nguyên nhân, các doanh nghiệp nói giá tăng do nguyên liệu đầu vào khan hiếm khi nhiều nhà máy đã dừng sản xuất phôi ở một số lò từ năm trước. Ngoài ra, các nhà máy phải trả đơn hàng đã ký từ trong năm, làm giá thép tăng cục bộ do nguồn cung ít.
Nguyên liệu đầu vào tăng nhiều cũng khiến các nhà máy trong nước nâng giá bán để giảm lỗ. Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá than cốc đang có xu hướng tăng trở lại kể từ tháng 11/2022 đến nay. Thép phế liệu vào đầu tháng 3 tăng 13 USD một tấn so với tháng trước. Thép cán nóng HRC cũng tăng 24 USD.
Giá thép giảm 7 nhân dân tệ trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 7 nhân dân tệ xuống mức 4.138 nhân dân tệ/tấn.
Còn giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải đứng ở mức 4.126 nhân dân tệ/tấn.