Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.500 – 138.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm. (Nguồn: EMediHealth)

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm. (Nguồn: EMediHealth)

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.500 – 138.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 138.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (137.500 đồng/kg); Đắk Lắk (138.000 đồng/kg); Đắk Nông (138.500 đồng/kg); Bà Rịa - Vũng Tàu (137.500 đồng/kg) và Bình Phước (138.000 đồng/kg).

Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay giảm nhẹ ở hầu hết các địa phương vùng trồng trọng điểm, mức giảm 500 – 1.000 đồng/kg. Giá tiêu cao nhất ở mốc 138.000 đồng/kg.

Trong báo cáo tháng 10, công ty Harris Spice cho biết giá cả đã có sự suy giảm sau đợt thu hoạch cao điểm tại Indonesia và Brazil. Đồng thời, phía cầu cũng ở mức thấp, với nhu cầu từ Trung Quốc vẫn yếu.

Về sản xuất, tại Ấn Độ, sự hình thành trái tiêu ở nhiều khu vực bị ảnh hưởng bởi đợt khô hạn kéo dài trong tháng 6-7, mặc dù trước đó đã có đợt ra hoa tương đối tốt. Mưa tiếp tục kéo dài đến tháng 9, dẫn đến việc rụng bông và tăng tỷ lệ mắc bệnh. Dự kiến gió mùa sẽ mang đến nhiều mưa hơn trong những tuần tới.

Tại Việt Nam, sau đợt khô hạn nghiêm trọng đầu năm, khi mưa bắt đầu, nhiều khu vực đã có đợt ra hoa tốt. Thời tiết nhìn chung thuận lợi tại hầu hết khu vực trồng trọt, và nếu điều kiện thời tiết vẫn tốt, sản lượng dự kiến sẽ tăng. Mưa rải rác vẫn tiếp tục tại các địa phương sản xuất.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo các tháng cuối năm nay, hoạt động xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ không thuận lợi do nguồn cung nội địa không còn nhiều, ngoài ra nhu cầu từ Trung Quốc vẫn đang ở mức thấp. Dự kiến sang đầu năm 2025, tình hình xuất khẩu sang thị trường này sẽ khả quan hơn khi nhu cầu dự kiến tăng mạnh.

Trong khi đó, sau vụ thu hoạch gần nhất của Indonesia thì đến tận tháng 2/2025, nguồn cung hồ tiêu trên thế giới vẫn chưa có sự bổ sung đáng kể. Đây được cho là yếu tố thuận lợi khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch mới 2025. Ngoài Việt Nam, sản lượng tiêu cũng dự kiến giảm ở nhiều quốc gia khác.

Vụ mùa hồ tiêu mới 2025 của Việt Nam dự kiến sẽ chậm hơn 1 tháng. Điều này sẽ tạo sự thiếu hụt nhất định về nguồn cung, qua đó sẽ tác động tích cực lên giá hồ tiêu thế giới.

Trên thị trường nội địa, giá tiêu vẫn đang chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, trong khi người bán tìm cách huy động vốn để đầu tư vào cà phê, loại nông sản đang trong mùa thu hoạch. Mặc dù vậy, nguồn cung hạn chế giúp cho giá tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm và gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.

Theo các chuyên gia, giá tiêu trong nước trong thời gian tới sẽ ở dưới mốc 150.000 đồng/kg trong bối cảnh đồng USD tăng cao cùng sự biến động của thị trường thế giới. Về mặt xuất khẩu, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn sẽ được duy trì ổn định ở mức cao như hiện tại do nguồn cung hạn chế.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 6.476 USD/tấn, giảm 0,59%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 6.000 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 8.400 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 9.063 USD/tấn, giảm 0,58%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 10.500 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 6.200 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 9.400 USD/tấn. IPC tiếp tục điều chỉnh giảm giá tiêu tại Indonesia.

H.A

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-16112024-thi-truong-trong-nuoc-chiu-ap-luc-du-bao-tinh-hinh-xuat-khau-tieu-viet-cuoi-nam-293858.html