Giá tiêu hôm nay 18/4: Thấp nhất 66.000đ/kg; dự báo giá còn giảm, thị trường đối mặt nhiều khó khăn

Theo các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức Nedspice, IPC, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do giá tiêu ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Theo các nghiên cứu, thị trường tiêu thụ hồ tiêu sẽ tiếp tục khó khăn do giá tiêu ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và cạnh tranh gay gắt. (Nguồn: EMediHealth)

Theo các nghiên cứu, thị trường tiêu thụ hồ tiêu sẽ tiếp tục khó khăn do giá tiêu ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và cạnh tranh gay gắt. (Nguồn: EMediHealth)

Cập nhật giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.000 Rupee/tạ (cao nhất) và 40.433,35 Rupee/tạ (thấp nhất), tăng 333,3 Rupee/tạ so với hôm qua.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng Rupee Ấn Độ (INR) ngày 17/4 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 309, V65ND/INR.

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 66.000 - 71.500 đồng/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 66.000đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (68.000đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (69.500đ/kg); Bình Phước (70.500đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 71.500 đ/kg.

Sản lượng hồ tiêu vụ mùa năm nay nhìn chung giảm đúng như dự báo đầu vụ. Dự báo giá hạt tiêu trong thời gian tới có khả năng sẽ còn giảm do lo ngại về tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2020, sản lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm 59% thị phần xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu với 285.292 tấn.

Mặc dù được đánh giá là "cường quốc" thế giới về trồng tiêu và xuất khẩu hạt tiêu, song mỗi năm các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn nhập hàng nghìn tấn tiêu từ các nước khác.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong quý I/2021, các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhập khẩu 8.143 tấn hạt tiêu từ một số thị trường.

Trong đó, nhập khẩu tiêu đen 5.731 tấn, tiêu trắng 2.412 tấn. So với cùng kỳ năm 2020, lượng nhập khẩu tăng 5,8%.

Indonesia và Brazil là 2 quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 81,8% tổng lượng nhập khẩu. Đáng chú ý là lượng nhập khẩu hồ tiêu chính ngạch từ Campuchia tăng tới 238,5%, đạt 606 tấn.

Olam là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất, song doanh nghiệp này cũng nhập khẩu nhiều hạt tiêu nhất. Trong quý I, Olam nhập 3.155 tấn hạt tiêu, chiếm 38,8% tổng lượng nhập khẩu và so cùng kỳ tăng 7,3%.

Theo các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức Nedspice, IPC, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn. Nguyên nhân do giá tiêu ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm. Bình quân nhu cầu sử dụng hạt tiêu mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%.

Mặc dù sản lượng hồ tiêu trong nước dồi dào, song một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vẫn nhập hàng nghìn tấn tiêu từ Brazil. Lý do là bởi giá tiêu xuất xứ từ nước này rẻ hơn giá tiêu trong nước 2.000 - 3.000 đồng/kg. Giá hồ tiêu tại thị trường nội địa Brazil rất rẻ, chỉ 2.000 - 2.500 USD/tấn.

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-184-thap-nhat-66000dkg-du-bao-gia-con-giam-thi-truong-doi-mat-nhieu-kho-khan-142582.html