Giá tiêu hôm nay 23/2/2023: Người trồng thua lỗ kéo dài, vụ thu hoạch buồn, 'cứ điểm' Gia Lai nỗ lực sản xuất hồ tiêu chất lượng cao

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 – 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 23/2/2023: Người trồng thua lỗ kéo dài, vụ thu hoạch buồn, ‘cứ điểm’ Gia Lai nỗ lực sản xuất hồ tiêu chất lượng cao. (Nguồn: Amazone)

Giá tiêu hôm nay 23/2/2023: Người trồng thua lỗ kéo dài, vụ thu hoạch buồn, ‘cứ điểm’ Gia Lai nỗ lực sản xuất hồ tiêu chất lượng cao. (Nguồn: Amazone)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.000 – 67.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 64.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (64.500 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (65.500 đồng/kg); Bình Phước (66.000 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 67.000 đồng/kg.

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá tiêu trong nước tăng tới gần 10.000 đồng/kg, được đánh giá ở ngưỡng khá tốt. Tuy nhiên, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC) điều chỉnh tăng. Mức giá 3.250 - 3.350 USD/tấn với tiêu đen, 4.750 USD/tấn của tiêu trắng được IPC duy trì từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão đến nay.

Thời gian qua, bức tranh về sản lượng vụ mới vẫn cho thấy mức suy giảm đáng kể. Do thời tiết thất thường nên nhiều vùng trồng tiêu ở Đồng Nai rơi vào cảnh mất mùa.

Vụ thu hoạch năm 2022, giá tiêu bán ra tại vườn có mức dao động từ 82 - 85 ngàn đồng/kg. Nhưng năm 2023, ngay từ đầu vụ, giá hồ tiêu bán tại vườn đã giảm mạnh xuống dưới mốc 60.000 đ/kg.

Theo ANTV, nhiều nông dân ở thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết,vụ hồ tiêu năm nay cho năng suất kém hơn mọi năm khá nhiều, hầu hết các vườn tiêu đều giảm năng suất so với năm trước, cá biệt có những vườn năng suất giảm từ 20-40%. Trong khi đó, giá vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công tăng cao.

Hộ Bà Nguyễn Thị Út, ở ấp Ruộng Tre, xã Bảo Quang cho biết, năm nay thời tiết bất thường làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc vườn tiêu. Gia đình có hơn 6 sào tiêu đã trồng được 10 năm. Nói về vụ tiêu này, bà buồn bã cho biết, đã hơn 5 năm qua, người trồng tiêu như gia đình bà luôn trong tình trạng thua lỗ.

Thời hoàng kim, tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lên đến hơn 19 ngàn ha. Vài năm trở lại đây, giá hồ tiêu liên tục đứng ở mức thấp khiến nông dân đua nhau chặt bỏ, làm diện tích hồ tiêu giảm hàng ngàn ha. Hiện toàn tỉnh chỉ còn gần 11,4 ngàn ha.

Còn tại Đồng Nai, ông Lưu Trung Nghĩa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Hồ tiêu vẫn là ngành hàng mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho Việt Nam với xấp xỉ 1 tỷ USD/năm và Gia Lai vẫn là “cứ điểm” quan trọng trên bản đồ hồ tiêu Việt Nam. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo ra các sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao, tham gia sâu vào những thị trường có giá trị gia tăng cao.

Cụ thể, tập trung phát triển, giữ ổn định diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 12.000ha; trong đó, tập trung nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP), nông nghiệp hữu cơ (Organic)...

Hướng dẫn các địa phương có kế hoạch, định hướng cụ thể phát triển các vùng nguyên liệu hồ tiêu phải gắn với thị trường tiêu thụ, đảm bảo nâng cao tính cạnh tranh, giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các khâu trong chuỗi giá trị.

Đồng thời, phát triển sản xuất hồ tiêu phải gắn với việc quản lý chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm; kịp thời ngăn chặn, không để nguồn vật tư đầu vào kém chất lượng đưa vào sản xuất ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm hồ tiêu chất lượng và tham gia vào những thị trường có giá trị gia tăng cao.

“Sở cũng sẽ phối hợp nghiên cứu, thử nghiệm, tạo ra các giống hồ tiêu năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất của người dân. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng sản xuất với người dân, hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ.

Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ hợp tác, HTX liên kết trực tiếp với các đối tác nước ngoài trong đầu tư phát triển vùng nguyên liệu hồ tiêu theo chuỗi giá trị, nhất là khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ, xuất khẩu”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

(tổng hợp)

Hải An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-2322023-nguoi-trong-thua-lo-keo-dai-vu-thu-hoach-buon-cu-diem-gia-lai-no-luc-san-xuat-ho-tieu-chat-luong-cao-217552.html