Giá tiêu hôm nay 23/5/2023, diễn biến ngạc nhiên trên thị trường; xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong VPSA giảm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 73.000 – 76.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 23/5/2023, điều ngạc nhiên trên thị trường; xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong VPSA giảm. (Nguồn: Shutterstock)

Giá tiêu hôm nay 23/5/2023, điều ngạc nhiên trên thị trường; xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong VPSA giảm. (Nguồn: Shutterstock)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 73.000 – 76.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (73.500 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (74.500 đồng/kg); Bình Phước (75.500 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 76.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu tại thị trường trong nước đã có 3 ngày đi ngang liên tiếp.

Mùa thu hoạch hồ tiêu ở nước ta đã kết thúc, với sản lượng ước đạt 200.000 tấn, tăng khoảng 9% so với vụ trước. Thông thường, khi sản lượng tăng lên vào cuối vụ giá tiêu sẽ sụt giảm, nhưng điều ngạc nhiên là giá tiêu tại thị trường nội địa vẫn đang có xu hướng đi lên.

Năm nay, người trồng tiêu ở Đắk Lắk vừa trúng sản lượng lẫn chất lượng nhờ bà con đã áp dụng các biện pháp giảm giá thành như áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tự làm phân hữu cơ để bón cho cây tiêu, tưới nhỏ giọt...

Trong đó, huyện Cư Kuin là vùng trọng điểm trồng hồ tiêu của tỉnh với diện tích gần 4.700 ha. Vụ tiêu năm 2023, năng suất toàn huyện đạt cao hơn năm ngoái, ước khoảng 3,4 tấn/ha (cao hơn khoảng 2 tạ/ha). Vì thế, khi giá tiêu tăng từ đầu vụ tới cuối vụ, bà con rất phấn khởi.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), Trân Châu vẫn là doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam trong quý I/2023 với khối lượng đạt 5.393 tấn, tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu ghi nhận giảm 29,2%.

Ngoài ra, xuất khẩu của Nedspice Việt Nam cũng giảm 19,1%, đạt mức 4.214 tấn, xuất khẩu của Olam Việt Nam đạt 3.851 tấn, giảm 41,8%. Khối các doanh nghiệp trong VPSA xuất khẩu chiếm 56,8%, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội đã có sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh, với mức tăng 374% và đạt 33.172 tấn do xuất khẩu đi Trung Quốc tăng đột biến.

Đứng đầu là Lý Hoàng Sơn với lượng tiêu xuất khẩu là 5.180 tấn, Đăng Nguyên Ls là 4.892 tấn, Minh Quang Ls là 2.819 tấn, Vũ Quốc Tuân là 2.123 tấn và Đào Xuân Khoa 2.023 tấn… Điểm chung của các doanh nghiệp này là cùng kỳ năm ngoái đa số đều không tham gia hoạt động xuất khẩu tiêu.

Trên thị trường thế giới, theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC), từ năm 2013-2022, diện tích canh tác hồ tiêu của Indonesia cho thấy chiều hướng tăng với mức tăng 66%.

Tuy nhiên, năm 2022, nước này canh tác hồ tiêu trên diện tích 187.822 ha, giảm 1% so với năm trước đó. Sự sụt giảm này có thể là do trồng tiêu ít được khuyến khích vì một số yếu tố tác động, đất canh tác giảm để nhường chỗ cho sự phát triển cây cọ, giá tiêu thấp và trợ cấp phân bón cho nông dân trồng tiêu bị bãi bỏ.

Sản lượng hồ tiêu Indonesia cho thấy chiều hướng tăng kể từ năm 2013 và ghi nhận mức tăng 29% trong vòng 10 năm qua, đạt 81.962 tấn năm 2022. Cùng với sự sụt giảm diện tích, sản lượng hồ tiêu Indonesia năm 2022 giảm 2% so với năm trước đó.

Hải An

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/gia-tieu-hom-nay-2352023-dien-bien-ngac-nhien-tren-thi-truong-xuat-khau-cua-khoi-doanh-nghiep-trong-vpsa-giam-228071.html