Giá tiêu hôm nay 25/8/2023, xuất khẩu tiêu Việt tăng hơn 17%; thị trường phản ứng trái chiều, tiêu Đông Nam Á tăng giá
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 68.000 – 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 68.000 – 71.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 68.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (68.500 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (69.000 đồng/kg); Bình Phước (70.000 đồng/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 71.000 đồng/kg.
Theo dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tiêu trong nửa đầu tháng 8/2023 đạt 7.837 tấn tiêu các loại, với kim ngạch 29,67 triệu USD. Qua đó, xuất khẩu tiêu từ đầu năm đến ngày 15/8 đạt 175.758 tấn, tăng 17,43% về lượng nhưng giảm 14,79% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, giá tiêu xuất khẩu bình quân trong nửa đầu tháng 8 đạt 3.748 USD/tấn, tăng 0,48% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 7/2023.
Nhận định về thị trường tuần trước, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho hay, sau 4 tuần tăng, giá tiêu Ấn Độ ghi nhận giảm. Cùng tình trạng, sau khi xu hướng tăng giá vào tháng trước, giá tiêu nội địa Sri Lanka cũng ghi nhận giảm.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu đen Indonesia tiếp tục tăng trong 3 tuần qua. Trong khi đó, giá tiêu trắng lại ghi nhận giảm. Vụ thu hoạch tại quốc gia này đã bắt đầu và kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9. Sản lượng hồ tiêu năm 2023 của Indonesia dự kiến thu hoạch thấp hơn so với năm 2022.
Giá tiêu nội địa Malaysia ghi nhận giảm, một phần do ảnh hưởng từ việc đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD. Giá tiêu xuất khẩu của nước này duy trì ổn định và không thay đổi.
Ở thị trường trong nước, chỉ có giá tiêu nội địa Việt Nam ghi nhận giảm trong tuần trước. Trong khi các loại khác duy trì ổn định và không thay đổi.
Đầu tuần này, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) tổ chức Hội nghị Marketing lần thứ 9 của IPC. Hội nghị với có sự tham gia của các nước thành viên IPC gồm: Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Ấn Độ và Việt Nam.
Tại hội nghị, đại biểu từ các nước trình bày thực trạng sản xuất hồ tiêu, những thuận lợi và khó khăn gặp phải; các hình thức quảng bá, tiếp thị; các hoạt động truyền thông đã diễn ra của các nước để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu... Qua đó thảo luận để đưa ra các giải pháp, chiến lược giúp ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu toàn cầu phát triển bền vững.
Trên thế giới, tại thị trường Ấn Độ, cộng đồng nông dân trồng tiêu đang lo ngại rằng việc giá tiêu cao hơn ở thị trường nội địa có thể mở đường cho việc nhập khẩu nhiều hơn từ Sri Lanka. Cụ thể, giá tiêu trong nước hiện đang cao hơn giá nhập khẩu tối thiểu là 500 rupee/kg, The Hindu Business Line đưa tin.
Theo ông Kishore Shamji, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ (IPSTA), hiện tại đang có những lo ngại rằng hạt tiêu từ nước ngoài có thể được nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ thông qua thị trường Sri Lanka bằng cách trả mức thuế 8% do nhu cầu trong nước tăng cao, ước tính khoảng 85.000 tấn.
Ông Kishore Shamji cũng cho biết, nhu cầu đối với hạt tiêu đen trên các thị trường nước ngoài ghi nhận giảm, đặc biệt là ở Trung Quốc, Mỹ và Anh do tình hình suy thoái kinh tế.
Đồng thời, nền kinh tế Ấn Độ đang bùng nổ với nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là từ các nhà sản xuất masala.