Gia Viễn: Tập trung chăm sóc, bảo vệ lúa đông xuân

Thời tiết khá thuận lợi, lúa đông xuân trên địa bàn huyện Gia Viễn sinh trưởng, phát triển tốt. Trà lúa xuân sớm chủ yếu ở diện tích ngoài đê đang trong giai đoạn phân hóa đòng. Diện tích lúa trong đồng đang ở kỳ đẻ nhánh rộ. Đây cũng là thời điểm việc quản lý các đối tượng dịch hại, sâu bệnh được địa phương coi trọng nhằm giảm thiệt hại và đảm bảo thành quả vụ sản xuất đông xuân.

Chăm sóc, bảo vệ lúa đông xuân ở xứ đồng Thần Thiệu, xã Gia Tân (Gia Viễn).

Thăm đồng ở GiaViễn những ngày này, chúng tôi thấy nhiều nông dân cần mẫn, cặm cụi với mảnhruộng gia đình. Thời điểm này, các trà lúa đông xuân trên địa bàn huyện GiaViễn sinh trưởng, phát triển tốt, việc quản lý các đối tượng dịch hại được địaphương coi trọng nhằm giảm thiệt hại và đảm bảo năng suất, chất lượng của câylúa.

Hôm nay, bà Vũ Thị Hà, xã viên HTX nông nghiệp Vân Long (xã Gia Tân) ra xứđồng Thần Thiệu tát nước, bón phân cho lúa và chống lại sự cắn phá của chuộthại. Đây là xứ đồng giáp bờ đê Hoàng Long và gần khu dân cư nên nhiều hang ổcủa loài chuột trú ngụ. Nhằm hạn chế sự di chuyển của chuột, bà Hà chăng vây nilông bao quanh mảnh ruộng 3 sào của gia đình. Lúa khá tốt, đang ở kỳ đẻ nhánhmạnh nên thân cây rất ngọt, hấp dẫn sự cắn phá của chuột. Gia Tân là địa phươngcó 100% diện tích lúa xuân nằm trong đê.

Vụ đông xuân này, địa phương triểnkhai cấy máy cùng với gieo xạ, chiếm tới 40% diện tích cấy. Với 298 ha lúa đôngxuân, vụ này, nông dân cấy các giống lúa thuần, đem lại chất lượng gạo thơmngon, gồm giống Khang Dân 18, Thiên Ưu 8, Nếp... Đồng chí Đặng Đức Sơn, Phó Chủtịch UBND xã Gia Tân cho biết: Để bảo vệ lúa đông xuân, ngay từ đầu vụ, các đôịsản xuất đã tổ chức đánh diệt chuột thành nhiều đợt vào những thời điểm thíchhợp, với các phương thức diệt thủ công (bẫy), cùng với đánh bả bằng thuốc sinhhọc.

Theo ông Đinh Thành Công, Giám đốc HTX Nông nghiệp Gia Trấn: Đến nay, trên200 ha lúa đông xuân của HTX đang phát triển tốt, lúa đang ở thời kỳ đẻ nhánhmạnh. Qua thăm đồng, các xứ đồng chưa có dấu hiệu các loại sâu bệnh, dịch hại,song các HTX đôn đốc tổ bảo vệ thực vật tăng cường thăm đồng, có biện phápkhoanh vùng, diệt trừ sâu bệnh ngay. Các tổ dịch vụ thủy lợi thường xuyên giámsát việc giữ nguồn nước và đảm bảo cấp đủ nước cho lúa sinh trưởng, vừa hạn chếcỏ dại, sâu bệnh...

Đồng chí Đinh AnhTuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết: Vụ đông xuân năm nay,Gia Viễn thực hiện gieo trồng 6.535 ha, trong đó có 6.035 ha lúa, thì có khoảng700 ha lúa trà sớm ngoài đê. Lúa ngoài đê là diện tích chủ yếu nằm ở trà xuânsớm (chiếm khoảng 10%) sử dụng các giống lúa thuần, lúa lai có thời gian sinhtrưởng ngắn và gieo sớm để thu hoạch sớm trước lũ tiểu mãn. Nhờ thời tiết kháthuận lợi, đẩy nhanh tiến độ làm đất, xuống đồng nên lúa xuân sớm ngoài đê nămnay được một số xã Gia Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Trung, Gia Tiến... triểnkhai gieo cấy nhanh, lúa phát triển tốt. Diện tích lúa trong đồng, tiến độ gieotrồng cũng tương đối nhanh so với lịch thời vụ.

Thời điểm này, huyện Gia Viễnđã hoàn thành xong việc chăm sóc lúa đông xuân đợt 1, đang chuyển sang chăm sócđợt 2. UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh khai thác côngtrình thủy lợi huyện đảm bảo đủ nước để cho lúa tốt. Đặc biệt, công tác diệtchuột phải được tiến hành sớm, tập trung, đồng loạt, liên tục và mang tính cộngđồng. Ngay từ đầu vụ đông xuân, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với cácngành và cơ sở tổ chức ra quân vệ sinh đồng ruộng, trích ngân sách huyện cấpgần 180 kg thuốc chuột để các HTX nông nghiệp tổ chức diệt chuột ngay từ đầu vụđể bảo vệ sản xuất.

Đối với vụ đôngxuân ở Gia Viễn thời điểm này, công tác dự báo sâu, bệnh hại thường xuyên, đảmbảo sâu sát với địa bàn cơ sở, đúng về thời gian phát sinh, quy mô và mức độgây hại nhằm đưa ra các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, đảm bảo “4đúng” để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần để vụsản xuất đông xuân giành thắng lợi.

Bài, ảnh: NguyễnMinh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/gia-vien-tap-trung-cham-soc-bao-ve-lua-dong-xuan-20200331083413490p2c21.htm