Giải bài toán chống ngập cho Tp.HCM

Mưa, triều cường khiến tình trạng ngập nước trở thành thách thức lớn cho hệ thống giao thông Tp.HCM, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Tp.HCM tiếp tục đầu tư các dự án chống ngập

Khi Tp.HCM bước vào mùa mưa và triều cường, việc điều tiết giao thông trở thành yếu tố then chốt để duy trì sự thông suốt của các tuyến đường.

Khi Tp.HCM bước vào mùa mưa và triều cường, việc điều tiết giao thông trở thành yếu tố then chốt để duy trì sự thông suốt của các tuyến đường.

Mới đây, tại kỳ họp thứ 18 của HĐND Tp.HCM khóa X ngày 27/9, Tp.HCM đã thông qua chủ trương đầu tư 2 dự án chống ngập cho tuyến đường Trần Xuân Soạn (quận 7) – một trong những con đường thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi triều cường.

Theo kế hoạch, mặt đường sẽ được nâng lên mức 2,1m để đối phó với tình trạng ngập úng. Đồng thời, hệ thống thoát nước mới sẽ được lắp đặt theo quy hoạch, đảm bảo thoát nước hiệu quả cho khu vực xung quanh.

Ngoài ra, tuyến đường sẽ được nâng cấp lan can bờ kè dọc sông với chiều dài 1km và vỉa hè cũng được cải tạo. Tổng mức đầu tư cho dự án nâng cấp chống ngập là 245 tỷ đồng.

Nhiều năm nay, dù Tp.HCM đã triển khai nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề gập lụt tại Tp.HCM.

Chia sẻ với Người Đưa Tin, PGS.TS Phùng Chí Sỹ, Phó Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Bảo vệ Môi trường Việt Nam, ngập lụt tại Tp.HCM là vấn đề nghiêm trọng và phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Mưa lớn, triều cường, xả lũ từ thượng nguồn và sụt lún.

Mưa lớn là một trong những nguyên nhân chính gây ra ngập lụt. Khi lượng mưa vượt quá khả năng thoát nước của hệ thống cống rãnh sẽ dẫn đến tình trạng nước dâng cao và ùn tắc ở nhiều khu vực. Bên cạnh đó, triều cường, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã khiến nước dâng cao và làm tăng mức độ ngập lụt tại các khu vực ven sông.

Trong khi đó, xả lũ từ thượng nguồn nếu không được điều tiết hợp lý cũng có thể dẫn đến những đợt ngập nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho người dân và cơ sở hạ tầng. Việc sụt lún do công trình khai thác nước ngầm và bê tông hóa đất đai cũng làm giảm khả năng thoát nước, khiến tình hình thêm trầm trọng.

Đường Trần Xuân Soạn dài khoảng 3,3 km, kéo từ đường Huỳnh Tấn Phát đến cầu Rạch Ông, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối quận 7, quận 8 và quận 4. Tuy nhiên, do thường xuyên ngập khi triều cường, con đường này đã trở thành nỗi ám ảnh cho người dân địa phương cũng như người tham gia giao thông.

Đường Trần Xuân Soạn dài khoảng 3,3 km, kéo từ đường Huỳnh Tấn Phát đến cầu Rạch Ông, là tuyến giao thông huyết mạch kết nối quận 7, quận 8 và quận 4. Tuy nhiên, do thường xuyên ngập khi triều cường, con đường này đã trở thành nỗi ám ảnh cho người dân địa phương cũng như người tham gia giao thông.

Tại con đường này, mỗi khi triều cường lên, túi ni lông đến những mảnh vỡ, bao bì nhựa,... rác thải trôi nổi lềnh bềnh trên mặt nước tạo nên cảnh tượng không mấy dễ chịu.

Tại con đường này, mỗi khi triều cường lên, túi ni lông đến những mảnh vỡ, bao bì nhựa,... rác thải trôi nổi lềnh bềnh trên mặt nước tạo nên cảnh tượng không mấy dễ chịu.

Cần những biện pháp quyết liệt và liên tục

Trao đổi với Người Đưa Tin, Thạc sĩ Nguyễn Thế Vũ, Giám đốc Công ty cổ phần Thiết kế xây dựng Phước Thịnh cho rằng, quy hoạch đô thị phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững và hạn chế tác động tiêu cực đến hệ sinh thái. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc quản lý nước hiệu quả và giảm thiểu ngập lụt.

Các công trình chống ngập tự phát của người dân cũng cần phải có quy củ, tránh việc tập trung vào lợi ích trước mắt mà gây hại lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chống ngập tổng thể và làm gia tăng các vấn đề về thoát nước trong khu vực.

Hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Tp.HCM chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với các quận, huyện và các lực lượng liên quan để rà soát và bổ sung các phương án phân luồng giao thông. Sở GTVT cũng thực hiện các biện pháp nạo vét lòng sông, kênh rạch, hệ thống cống thoát nước và xây dựng các van ngăn triều để giảm thiểu nguy cơ ngập lụt.

Hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Tp.HCM chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với các quận, huyện và các lực lượng liên quan để rà soát và bổ sung các phương án phân luồng giao thông. Sở GTVT cũng thực hiện các biện pháp nạo vét lòng sông, kênh rạch, hệ thống cống thoát nước và xây dựng các van ngăn triều để giảm thiểu nguy cơ ngập lụt.

Cũng theo Thạc sĩ Vũ, để giải quyết triệt để tình trạng ngập lụt, Tp.HCM cần có một chiến lược tổng thể và đồng bộ, không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hạ tầng thoát nước, mà còn phải điều chỉnh quy hoạch đô thị và quản lý tài nguyên nước một cách bền vững.

Chỉ khi có những biện pháp quyết liệt và liên tục, mới có thể giảm thiểu tác động của ngập lụt, mang lại cuộc sống an toàn và ổn định cho người dân Thành phố.

Tp.HCM tiến hành kiểm tra và xử lý các công trình xây dựng trái phép lấn chiếm bờ sông, kênh rạch, gây cản trở thoát nước. Những khu vực trũng thấp thường xuyên bị ngập được ưu tiên xử lý, đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng nước dâng cao gây ùn tắc.

Tp.HCM tiến hành kiểm tra và xử lý các công trình xây dựng trái phép lấn chiếm bờ sông, kênh rạch, gây cản trở thoát nước. Những khu vực trũng thấp thường xuyên bị ngập được ưu tiên xử lý, đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng nước dâng cao gây ùn tắc.

Trong khi đó, PGS.TS Phùng Chí Sỹ kiến nghị, cần cải thiện đáng kể hệ thống cống rãnh. Việc nạo vét kênh rạch giữ cho chúng thông thoáng cũng cần được chú trọng khi kênh rạch bị bồi lấp, hiệu quả thoát nước sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, việc xây dựng thêm các đường ống mới cũng là giải pháp cần thiết nhằm tăng cường khả năng thoát nước trong các khu vực thường xuyên ngập.

Đặc biệt, đào thêm hồ chứa nước mưa sẽ giúp tạo ra không gian lưu trữ nước, đồng thời cấm lấp ao hồ để bảo tồn khả năng chứa nước. Hơn nữa, giảm bê tông hóa đất cũng tạo điều kiện cho nước mưa thấm vào, thay vì chảy trên bề mặt.

Trình trạng ngập lụt và triều cường dâng cao thường xuyên diễn ra vào giờ cao điểm đã gây khó khăn cho người dân thành phố. Những con đường vốn đã đông đúc giờ chìm trong nước, khiến xe cộ di chuyển chậm chạp.

Trình trạng ngập lụt và triều cường dâng cao thường xuyên diễn ra vào giờ cao điểm đã gây khó khăn cho người dân thành phố. Những con đường vốn đã đông đúc giờ chìm trong nước, khiến xe cộ di chuyển chậm chạp.

Lội qua những đoạn nước sâu, đôi chân ngập trong nước bẩn và rác rưởi, nhiều người cảm giác không thoải mái và phải cố gắng giữ thăng bằng để không bị té ngã.

Lội qua những đoạn nước sâu, đôi chân ngập trong nước bẩn và rác rưởi, nhiều người cảm giác không thoải mái và phải cố gắng giữ thăng bằng để không bị té ngã.

Để quản lý tình trạng xả lũ từ thượng nguồn, PGS.TS. Phùng Chí Sỹ cho rằng cần thiết lập quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm kiểm soát dòng chảy và xả lũ một cách hợp lý.

Việc xác định thời điểm xả nước từ các hồ chứa, đặc biệt khi có mưa lớn, sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ngập lụt. Đồng thời, điều tiết dòng chảy đảm bảo rằng các hồ chứa có thể giữ nước trong trường hợp dưới hạ lưu cần nước, tránh tình trạng xả lũ đột ngột khi không có nước ở hạ lưu, gây ra những thiệt hại không đáng có.

Để ứng phó với triều cường trong bối cảnh biến đổi khí hậu, xây dựng và cải thiện các hệ thống cống ngăn triều là cần thiết. Công trình này sẽ bảo vệ Tp.HCM khỏi tác động của triều cường, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Đầu tư vào các hệ thống thoát nước và cống ngăn triều sẽ giúp Tp.HCM ứng phó tốt hơn với tình trạng ngập lụt ngày càng gia tăng.

Lo ngại vấn đề an toàn trong lúc triều cường đang cao, nhiều người dân đã phải dừng tham gia lưu thông để tránh những mảnh vỡ, rác thải lềnh bềnh trôi nổi

Lo ngại vấn đề an toàn trong lúc triều cường đang cao, nhiều người dân đã phải dừng tham gia lưu thông để tránh những mảnh vỡ, rác thải lềnh bềnh trôi nổi

"Ngập lụt tại Tp.HCM không phải chỉ là vấn đề tự nhiên, mà còn là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp. Việc giải quyết tình trạng này cần một chiến lược đồng bộ và liên tục. Mỗi nguyên nhân đều có những giải pháp cụ thể tương ứng và thực hiện các giải pháp này một cách đồng bộ sẽ giúp Thành phố giảm thiểu tối đa tình trạng ngập lụt, bảo vệ an toàn cho người dân và phát triển bền vững trong tương lai", PGS.TS Phùng Chí Sỹ cho biết.

Theo kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chống ngập và xử lý nước thải Tp.HCM giai đoạn 2024 - 2025, Tp.HCM sẽ triển khai 10 dự án chống ngập do mưa trên địa bàn. Về giải pháp trung hạn và dài hạn, Tp.HCM sẽ khởi công và hoàn thành nhiều dự án xây dựng hệ thống thoát nước. Về giải pháp chống ngập do biến đổi khí hậu, mới đây Chủ tịch UBND Tp.HCM Phan Văn Mãi vừa có Báo cáo số 271/BC-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực Tp.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giải đoạn 1). Đây là “siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng”, mục tiêu kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm Tp.HCM.

Khuynh Hà

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/giai-bai-toan-chong-nghap-cho-tphcm-204240921034630604.htm