Giải mã bí ẩn loài cá 'độc' sở hữu hàm răng nhai đá vôi như bùn
Cá mó đầu gù sở hữu bộ răng giống con người, có thể nghiền nát đá vôi và biến đổi thành cát, giúp duy trì hệ sinh thái bền vững ở rạn san hô.
Cá mó đầu gù có bộ răng giống hệt người, đặc trưng với đầu phình to, dựng đứng. Bộ răng của chúng lòi ra như răng vẩu. Khi trưởng thành, chúng phát triển cục bướu trên đầu. Loài này phát triển chậm, sống lâu trung bình tới 40 năm.
Bộ hàm của cá mó đầu gù khỏe tới mức nhai cả đá. Chúng ăn tảo, nhai tảo bám trên đá và san hô. Nhờ mỏ khỏe giúp chúng nghiền nát đá vôi – một loại vật liệu ở san hô chết, biến đổi thành cát rồi bài tiết trên khắp san hô. Điều này giúp rạn san hô khỏi bị vỡ trong bão mạnh, đồng thời ngăn tảo mọc quá dày và duy trì hệ sinh thái đa dạng.
Được biết, mỗi con cá mó đầu gù có thể tiêu thụ tới 5 tấn san hô mỗi năm. Chúng là “nhà sản xuất” cát san hô quan trọng, đóng vai trò tích cực tới sự phục hồi hệ thống sinh thái rạn san hô.
Bởi vậy, những bãi biển nào có nhiều cát trắng mịn tinh thì xác suất có nhiều cá đầu gù, bởi những bột mịn này được thải ra và sóng biển đánh dạt lên bãi cát.
Sống tại những rạn san hô, loài cá này có thể nặng tới 45 kg, dài 1,2 m. Theo NOAA, đây là loài cá mó lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những loài cá lớn nhất sống ở san hô. Chúng phân bố trên rạn san hô ở vùng biển Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, biển Đỏ cho tới phía tây của Samoa và từ bắc đảo Yaeyama cho tới nam Great Barrier Reef, Australia.
P.L (theo Amaze Lab)
Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi bài viết Giải mã bí ẩn về thế giới xung quanh trên báo điện tử Người Đưa Tin vào 21h hằng ngày.