Giải mã chấn động hòn đá 'biết đi' nổi tiếng nước Mỹ

Hồ cạn Racetrack Player thuộc thung lũng Chết (Death Valley) ở Mỹ là địa điểm thu hút giới chuyên gia bởi xảy ra hiện tượng kỳ thú là những hòn đá 'biết đi'. Điều các nhà khoa học 'đau đầu' là vì sao chúng có thể tự dịch chuyển.

Nằm trong thung lũng Chết (Death Valley) thuộc công viên quốc gia California, Mỹ, hồ cạn Racetrack Player (còn được gọi là Racetrack Playa) nổi tiếng thế giới với những hòn đá "biết đi".

Nằm trong thung lũng Chết (Death Valley) thuộc công viên quốc gia California, Mỹ, hồ cạn Racetrack Player (còn được gọi là Racetrack Playa) nổi tiếng thế giới với những hòn đá "biết đi".

Các chuyên gia tiến hành đo đạc, xác định vị trí của những hòn đá và phát hiện chúng có thể "đi" được quãng đường khoảng 300 - 500m trong vòng 2 - 5 năm.

Các chuyên gia tiến hành đo đạc, xác định vị trí của những hòn đá và phát hiện chúng có thể "đi" được quãng đường khoảng 300 - 500m trong vòng 2 - 5 năm.

Những tảng đá "biết đi" để lại dấu vết trên mặt hồ cạn Racetrack Player khiến giới chuyên gia tò mò vì sao chúng có thể làm được điều đó.

Những tảng đá "biết đi" để lại dấu vết trên mặt hồ cạn Racetrack Player khiến giới chuyên gia tò mò vì sao chúng có thể làm được điều đó.

Để giải mã bí ẩn này, nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thế giới đến Racetrack Player và thực hiện nhiều nghiên cứu về những tảng đá có khả năng "di chuyển".

Để giải mã bí ẩn này, nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu thế giới đến Racetrack Player và thực hiện nhiều nghiên cứu về những tảng đá có khả năng "di chuyển".

Theo một số nhà nghiên cứu, những tảng đá ở hồ cạn Racetrack Player bắt đầu "đi" từ hàng triệu năm trước. Sở dĩ những tảng đá tại đây có thể "đi" là nhờ lớp băng được hình thành vào mùa đông sau khi khu vực này ngập nước. Khi thời tiết ấm lên, băng tan chảy nên khiến những tảng đá trượt dọc theo mặt băng và để lại vết trượt dài.

Theo một số nhà nghiên cứu, những tảng đá ở hồ cạn Racetrack Player bắt đầu "đi" từ hàng triệu năm trước. Sở dĩ những tảng đá tại đây có thể "đi" là nhờ lớp băng được hình thành vào mùa đông sau khi khu vực này ngập nước. Khi thời tiết ấm lên, băng tan chảy nên khiến những tảng đá trượt dọc theo mặt băng và để lại vết trượt dài.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Viện hải dương học Scripps thuộc Đại học San Diego tiến hành nghiên cứu hồ cạn Racetrack Player và đưa ra lời giải được cho là hợp lý và khoa học nhất cho việc những tảng đá tự di chuyển.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Viện hải dương học Scripps thuộc Đại học San Diego tiến hành nghiên cứu hồ cạn Racetrack Player và đưa ra lời giải được cho là hợp lý và khoa học nhất cho việc những tảng đá tự di chuyển.

Nhóm nghiên cứu trên lý giải những tảng đá tự dịch chuyển ở hồ cạn Racetrack Player cần nhiều yếu tố kết hợp lại. Trong đó, việc đầu tiên là lòng hồ này ngập nước. Đến mùa đông, nước sẽ đóng băng thành băng đá.

Nhóm nghiên cứu trên lý giải những tảng đá tự dịch chuyển ở hồ cạn Racetrack Player cần nhiều yếu tố kết hợp lại. Trong đó, việc đầu tiên là lòng hồ này ngập nước. Đến mùa đông, nước sẽ đóng băng thành băng đá.

Tuy nhiên, lớp băng đá này phải rất mỏng, dày khoảng 3 - 5 mm. Khi thời tiết ấm lên, băng đá tan kết hợp với những cơn gió có tốc độ khoảng 3 - 5m/s sẽ đẩy những hòn đá khiến chúng dịch chuyển được từng đoạn rất ngắn.

Tuy nhiên, lớp băng đá này phải rất mỏng, dày khoảng 3 - 5 mm. Khi thời tiết ấm lên, băng đá tan kết hợp với những cơn gió có tốc độ khoảng 3 - 5m/s sẽ đẩy những hòn đá khiến chúng dịch chuyển được từng đoạn rất ngắn.

Với tốc độ dịch chuyển của những tảng đá rất chậm, chúng ta không dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Nhờ vậy, chúng ta sẽ có cảm giác những tảng đá "biết đi" sau nhiều năm quan sát vị trí của nó.

Với tốc độ dịch chuyển của những tảng đá rất chậm, chúng ta không dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Nhờ vậy, chúng ta sẽ có cảm giác những tảng đá "biết đi" sau nhiều năm quan sát vị trí của nó.

Dù lời giải thích này rất khoa học và có nhiều chứng cứ xác thực nhưng vẫn có một số người không tin. Vì vậy, một số nhà khoa học vẫn theo đuổi dự án nghiên cứu tại hồ cạn Racetrack Player để giải mã bí ẩn về những tảng đá "biết đi". Theo đó, địa điểm này ngày càng trở nên bí ẩn và thu hút khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu.

Dù lời giải thích này rất khoa học và có nhiều chứng cứ xác thực nhưng vẫn có một số người không tin. Vì vậy, một số nhà khoa học vẫn theo đuổi dự án nghiên cứu tại hồ cạn Racetrack Player để giải mã bí ẩn về những tảng đá "biết đi". Theo đó, địa điểm này ngày càng trở nên bí ẩn và thu hút khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu.

Mời độc giả xem video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo Abcnews)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-chan-dong-hon-da-biet-di-noi-tieng-nuoc-my-1453008.html