Giải mã loài cây chứa chất độc nguy hiểm nhất thế giới, có thể tạo ra một cơn mưa axit

Cây Manchineel được mệnh danh là loài cây nguy hiểm nhất thế giới do chất độc của cây gây chết người ở tất cả các bộ phận.

Vào năm 1999, nhà nghiên cứu phóng xạ Nicola Strickland đã đi nghỉ ngơi tại một hòn đảo hoang vắng thuộc vùng biển Caribbean. Buổi sáng đầu tiên tại hòn đảo, khi cô đi tìm những mẫu vật bên bở biển, đã trở thành một trong những buổi sáng kinh khủng nhất đời mình.

Nằm rải rác xung quanh những rặng dừa và xoài bên bở biển, Strickland và bạn cô đã tìm thấy một loại cây có mùi thơm, hình dáng giống quả táo. Cả hai tò mò liền nếm thử loại trái cây lạ ấy và chỉ trong vòng vài giây, vị thơm ngọt đã trở nên đắng nghét, khó chịu và giống như đốt cháy vòm họng. Sau đó cả hai phải chịu thương tổn đến mức không tài nào nuốt nổi thức ăn thông thường được.

Cây Manchineel hay còn gọi là Hippomane mancinella ở vùng biển Caribe và Bahamas nước Mỹ được biết đến là loài cây độc nhất trên thế giới

Cây Manchineel hay còn gọi là Hippomane mancinella ở vùng biển Caribe và Bahamas nước Mỹ được biết đến là loài cây độc nhất trên thế giới

Cây manchineel là cây nguy hiểm nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness. Manchineel, tên khoa học Hippomane mancinella, là loài thực vật nhiệt đới sống trong môi trường đất cát và rừng ngập mặn ở bang Florida (Mỹ), vùng Caribbean, Trung Mỹ và phía Bắc khu vực Nam Mỹ. Dù nắm giữ kỷ lục loài cây nguy hiểm nhất thế giới, nhưng không nhiều người thực sự biết rõ về chúng.

Manchineel là cây bụi có tán rộng, khi trưởng thành cao khoảng 15m với nhiều nhánh lớn. Vỏ cây sần sùi màu xám, hoa nhỏ màu vàng. Lá cây màu xanh, bề mặt mịn có răng cưa, dài khoảng từ 5 đến 10cm. Manchineel phát tán hạt giống nhờ vào các dòng chảy trên biển – đôi khi vượt qua cả Vịnh Mexico - thay vì dựa vào động vật.

Tất cả các bộ phân của cây như vỏ, lá, nhựa và quả đều chứa độc tố.

Tất cả các bộ phân của cây như vỏ, lá, nhựa và quả đều chứa độc tố.

Quả Manchineel hình tròn, trông giống một trái táo nhỏ màu xanh lục với đường kính từ 2,5 – 5cm. Khi chín, quả chuyển sang màu vàng và có mùi thơm. Những người Tây Ban Nha đi chinh phục Trung Mỹ và Nam Mỹ gọi chúng là “manzanita de la muerte”, hay “quả táo nhỏ tử thần”. Nguyên nhân có lẽ là do quả Manchineel chứa nhiều chất độc, gây ra đau đớn tột cùng cho người ăn, thậm chí khiến họ tử vong.

Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Thực phẩm Florida (IFAS), Mỹ, tiếp xúc và ăn bất kỳ bộ phận nào của cây đều có thể gây tử vong, bao gồm vỏ cây, lá và nhựa cây. Cây manchineel chứa hỗn hợp các chất độc bao gồm hippomanin A và B cũng như một số chất độc khác chưa được xác định.

Manchineel nguy hiểm tới mức con người phải đặt biển khuyến cáo khắp nơi, yêu cầu người dân tránh xa chúng ít nhất 6m

Manchineel nguy hiểm tới mức con người phải đặt biển khuyến cáo khắp nơi, yêu cầu người dân tránh xa chúng ít nhất 6m

Những triệu chứng khi tiếp xúc với nhựa cây là phát ban, đau đầu, viêm da cấp tính, các vấn đề về đường hô hấp, mù lòa tạm thời. Người dân được khuyến cáo không nên đốt và xẻ gỗ của loài cây này vì khói và mùn cưa có thể đốt cháy da, mắt và phổi.

Mặc dù nhựa cây manchineel chứa nhiều chất độc nguy hiểm, một số động vật dường như không sợ chúng. Loài cự đà sọc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ có thể ăn quả manchineel và thậm chí sinh sống ngay trên thân và cành cây.

Vì sự nguy hiểm được cho là khủng khiếp nhất trong thế giới thực vật mà ít ai dám lui tới chặt phá và làm tổn hại đến loài cây này

Vì sự nguy hiểm được cho là khủng khiếp nhất trong thế giới thực vật mà ít ai dám lui tới chặt phá và làm tổn hại đến loài cây này

Mặc dù là một trong những loài cây kịch độc nhưng Machineel cũng đem lại những lợi ích nhất định. Machineel góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Chúng đóng vai trò như hệ thống chắn gió và chống xói mòn tự nhiên, đặc biệt trong tình trạng nước biển dâng cao và bão biển đe dọa sự sống trên đất liền.

Chất độc của cây Machineel được tận dụng để làm nên những đột phá trong khoa học như tìm ra thuốc trừ sâu an toàn hay thuốc giảm đau. Machineel có thể phát triển cao đến 15m và thường được khai thác để làm đồ nội thất.

Phong Trần

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/loai-cay-chua-chat-doc-nguy-hiem-nhat-the-gioi-32923.html