Giải mã nguyên nhân động đất ở Điện Biên

Thời gian gần đây, tỉnh Điện Biên đã ghi nhận các trận động đất có cường độ từ trung bình đến mạnh, gây lo ngại trong cộng đồng dân cư. Hiện tượng này không phải ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ đặc điểm địa chất đặc thù của khu vực, nằm trên các đới đứt gãy hoạt động mạnh. Việc làm rõ nguyên nhân là điều cần thiết để tăng cường khả năng ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Vịtrí tâm chấn của trận động đất thứ 1 xảy ra ngày 16/5 tại huyện Mường Chà.

Vịtrí tâm chấn của trận động đất thứ 1 xảy ra ngày 16/5 tại huyện Mường Chà.

Vào trưa 16/5, một trận động đất mạnh 5.0 độ đã xảy ra tạihuyện Mường Chà, khiến nhiều người dân hoang mang và lo lắng. Trận động đất cótọa độ 21,747 độ vĩ Bắc và 103,129 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.Dù chỉ kéo dài vài giây, nhưng rung lắc từ trận động đất đã lan rộng, khiến ngươìdân tại thành phố Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên, Mường Ảng… cảm nhậnrõ.

Chị Lê Thị Phương Dung, tổ 8, thị trấn Mường Chà nhớ lại khoảnhkhắc động đất rung lắc với vẻ lo lắng. “Tôi đang ngồi làm việc thì thấy có tiếngnổ to, sau đó mặt đất rung lên. Đồ đạc xung quanh đổ nghiêng,chai lọ rung bần bật. Rung lắc chỉ xảy ra trong giây lát nhưng cảm giác rấtđáng sợ, tôi chưa từng trải qua chuyện như vậy ” - chị Dung bày tỏ.

Chỉ vài giờ sau đó, vào lúc 14 giờ 16 phút, một trận động đấtkhác với độ lớn 4.0 tiếp tục xảy ra tại cùng khu vực Mường Chà. Việc hai trậnđộng đất liên tiếp xảy ra trong cùng một ngày đã làm dấy lên lo ngại và tò mòtrong cộng đồng về nguyên nhân của hiện tượng địa chất này. Nhiều người còn tỏra khá lo lắng về khả năng xuất hiện các dư chấn tiếp theo.

Anh Nguyễn Trung Nghĩa, thị trấn Mường Chà cho biết: “Saukhi động đất xảy ra, chúng tôi lo lắng nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến nhà cửa,công trình dân sinh và hạ tầng kỹ thuật. Với các trận động đất có cường độ từ5.0 độ trở lên, nếu tiếp diễn hoặc xuất hiện dư chấn mạnh, hoàn toàn có thể làmnứt tường, sập mái các công trình xây dựng không đảm bảo kết cấu kháng chấn. Nhấtlà nhà cao tầng, nhà xây đã cũ, càng thêm lo lắng khi không thể biết trước thơìđiểm và mức độ của các trận địa chấn tiếp theo...”.

Hai trận động đất xảy ra đã khiến nhiều công trình nhà ở, côngtrình công cộng bị ảnh hưởng. Qua thống kê sơ bộ, huyện Mường Chà có 8 nhà dânbị ảnh hưởng, một số cơ sở hạ tầng tại các xã: Hừa Ngài, Na Sang, Huổi Lèng, PaHam xuất hiện nhiều vết nứt, ước thiệt hại khoảng 1,8 tỷ đồng.

Ông Hà Quốc Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Mường Chà cho biết:Ngay sau khi động đất xảy ra, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quanxuống cơ sở gần vị trí tâm chấn xác minh thiệt hại, chỉ đạo ứng phó đánh giá ảnhhưởng của động đất để chỉ đạo khắc phục hậu quả, ứng phó dư chấn sau động đất.Kịp thời cứu chữa, hỗ trợ, thăm hỏi người dân bị ảnh hưởng, di dời các nhà dân ởkhu vực nguy hiểm…

Thị trấn Mường Chà và các xã lân cận chịu ảnh hưởng của 2 trận động đất xảy ra vào ngày 16/5.

Thị trấn Mường Chà và các xã lân cận chịu ảnh hưởng của 2 trận động đất xảy ra vào ngày 16/5.

Khoảng 100 năm qua, Điện Biên từng hứng chịu nhiều trận động đấtlớn với cường độ từ trung bình đến mạnh. Đơn cử như trận động đất năm 1935 tạilòng chảo Điện Biên với cường độ lên tới 6,9 độ, hay trận động đất năm 1983 tạithị trấn Tuần Giáo có cường độ 6,7 độ. Gần đây nhất là năm 2001, TP. Điện BiênPhủ cũng ghi nhận một trận động đất mạnh 5,3 độ khiến nhiều ngôi nhà bị nứt vàmột số bị đổ sập.

Nói về nguyên nhân dẫn đến các trận động đất trên địa bàn tỉnh,ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm quan sát động đất thuộc Viện Vậtlý địa cầu tại TP. Điện Biên Phủ cho biết: Các trận động đất xảy ra trên địa bàntỉnh thời gian qua đều là động đất kiến tạo, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từcác đứt gãy địa chất lớn và hoạt động mạnh trong khu vực. Cụ thể, khu vực Tây Bắcnói chung và Điện Biên nói riêng nằm trên hai đới đứt gãy lớn là ĐiệnBiên - Lai Châu và Sông Mã - Sơn La. Đứt gãy Điện Biên - Lai Châu chạyqua lòng chảo Điện Biên và kéo dài sang lãnh thổ nước bạn Lào, còn đứt gãy SôngMã - Sơn La đi qua các huyện như: Tuần Giáo, Điện Biên Đông. Những đứt gãy nàythường xuyên tích tụ năng lượng trong lòng đất và khi năng lượng đó đạt ngưỡngnhất định, nó sẽ được giải phóng dưới dạng động đất.

Vì những lý do trên khiến cho tỉnh Điện Biên trung bình môĩnăm thương xảy ra khoảng 2 - 5 trận động đất mà người dân có thể cảm nhận đượcđộ rung lắc. Trong đó, trận động đất xảy ra vào trưa 16/5 vừa qua là một trận độngđất có cường độ khá lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao khảnăng phòng chống và ứng phó thiên tai cho người dân. Trước thực tế đó, từ cáccơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần giữ bình tĩnh, cập nhật thông tin vàchủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: Gia cố công trình xây dựngtheo tiêu chuẩn kháng chấn, lập kế hoạch sơ tán khi cần thiết và tập huấn kỹnăng ứng phó trong trường hợp xảy ra động đất.

ÔngNguyễn Thái Sơn ghi chép các thông tin liên quan đến các trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh.

ÔngNguyễn Thái Sơn ghi chép các thông tin liên quan đến các trận động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Trong bối cảnh biến đổi khí hâụtoàn cầu và hiện tượng thiên tai bất thường diễn biến ngày càng phức tạp, với tầnsuất động đất ngày càng rõ rệt, các cơ quan chức năng cũng đang tích cực triểnkhai các giải pháp tăng cường khả năng dự báo sớm, đồng thời rà soát, đánh giámức độ an toàn của hệ thống cơ sở hạ tầng tại các khu vực trọng điểm. Từ đó gópphần nâng cao nhận thức giúp người dân để có biện pháp chủ động ứng phó khi có độngđất xảy ra.

Phạm Quang

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/phong-chong-thien-tai/giai-ma-nguyen-nhan-dong-dat-o-dien-bien