'Giải mã' những vấn đề liên quan đến xung đột lợi ích

Trong cuộc sống giữa muôn vàn những vấn đề xảy ra mỗi ngày, không thể thiếu những mâu thuẫn, chúng ta có thể hiểu nôm na là các xung đột.

Những hệ lụy của xung đột lợi ích

Hệ lụy của xung đột lợi ích hay conflict of interest là gì khi thường xuất phát từ những lý do của cá nhân. Mọi vị trí trong việc điều hành một tổ chức đều có những lợi ích riêng, nếu như đi ngược lại với lợi ích chung của cả tổ chức. Khi cá nhân ở vị trí càng cao thì lợi ích mang lại sẽ càng lớn. Điều này khiến cho các cá nhân đưa ra những quyết định không mang đến lợi ích tốt nhất cho một nhiệm vụ. Chính vì vậy, làm suy yếu các mục tiêu chung mà nhiệm vụ đã đặt ra ban đầu.

Xung đột lợi ích ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của toàn tổ chức. Đó cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tệ nạn tham nhũng. Xung đột lợi ích còn làm suy yếu niềm tin của công chúng và nội bộ, làm tổn hại đến danh tiếng của một tổ chức, thiệt hại về thời gian, con người lẫn tài chính hay nghiêm trọng hơn có thể gây ra những lỗi nặng liên quan đến vấn đề pháp lý.

Kiểm soát xung đột lợi ích có vai trò gì hiện nay?

Xung đột lợi ích trong một công vụ nào đó được xem là quả bom nổ chậm theo thời gian. Nó tác động trực tiếp lâu dài đến mọi khía cạnh của nhiệm vụ gồm hiệu suất, văn hóa, truyền thông. Những người đứng đầu của một nhiệm vụ cần biết tự bao quát, quan sát và đưa doanh nghiệp đi đúng hướng. Không để những lợi ích cá nhân làm che mờ mắt gây tổn hại đến sự phát triển của cả tập thể.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là những người đi đầu tạo ra sự thay đổi, ngăn ngừa xung đột lợi ích. Vai trò của việc kiểm soát, xung đột lợi ích là cực kỳ quan trọng, góp phần lớn tạo nên sự thành công, rút ngắn thời gian hoàn thành tiến độ cho mỗi nhiệm vụ, công vụ lớn nhỏ được giao.

Loại bỏ nguy cơ tham nhũng

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã có câu “phòng còn hơn chống". Những người đứng đầu một nhiệm vụ, công vụ nên ban hành một văn bản nêu rõ các hành vi được xem là xung đột lợi ích và hậu quả của mỗi cá nhân khi vi phạm. Điều này giúp mọi người có ý thức hơn, đồng thời hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng khi vi phạm, loại bỏ nguy cơ tham nhũng một cách triệt để từ trong tư tưởng trước khi diễn ra hành động.

Xây dựng, tăng cường liêm chính

Cần thiết lập chính sách về xung đột lợi ích truyền đạt đến toàn thể nhân viên và cập nhật liên tục để phản ánh các thay đổi trong vị trí của công ty. Ban giám đốc điều hành cần xem xét các trường hợp xung đột lợi ích mới. Việc cập nhật liên tục, xây dựng, tăng cường liêm chính về xung đột lợi ích sẽ giúp nhân viên hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, tránh những suy nghĩ tiêu cực, một lòng hướng đến mục đích chung của tập thể.

Những vấn đề nghiêm trọng và nhạy cảm liên quan đến xung đột lợi ích thường không được tiết lộ nhằm bảo vệ danh tiếng, uy tín của những người liên quan. Để tránh những tổn thất không đáng có, người đứng đầu nên âm thầm xây dựng đội ngũ tin tưởng nắm bắt xung đột lợi ích thông qua những kẽ hở. Đồng thời, duy trì danh tiếng, quản lý tổn thất do xung đột lợi ích gây ra.

Phát huy tốt vai trò của xã hội

Việc kiểm soát xung đột lợi ích không chỉ trách nhiệm của các cá nhân đứng đầu, người có thẩm quyền mà cần sự tham gia tích cực, tự nguyện của toàn xã hội. Tận dụng, phát huy vai trò của xã hội trong việc kiểm soát xung đột lợi ích sẽ giúp tạo dựng niềm tin từ người dân, tạo sự gắn bó đoàn kết của nhà nước với toàn dân.

Hy vọng, những thông tin chia sẻ trong bài viết có thể hữu ích, giúp bạn trả lời được câu hỏi xung đột lợi ích là gì cũng như vai trò của việc giải quyết xung đột lợi ích trong xã hội hiện nay.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/giai-ma-nhung-van-de-lien-quan-den-xung-dot-loi-ich-post552559.antd