Giải mã những xác ướp khô quắt tự nhiên ở Italy

Tại thị trấn Venzone, Italy, một loạt xác ướp tự nhiên được tìm thấy trong các ngôi mộ ở nhà thờ Saint Andrew. Những thi hài này khô quắt, nặng khoảng 15 kg và không bị phân hủy.

Năm 1647, những công nhân xây dựng tiến hành sửa chữa nhà thờ Saint Andrew ở thành phố Venzone, tỉnh Udine, Italy, vô tình làm vỡ một ngôi mộ nằm trong khuôn viên nhà thờ. Khi đó, họ giật mình khi nhìn thấy thi hài còn khá nguyên vẹn. Đó là một xác ướp tự nhiên.

Năm 1647, những công nhân xây dựng tiến hành sửa chữa nhà thờ Saint Andrew ở thành phố Venzone, tỉnh Udine, Italy, vô tình làm vỡ một ngôi mộ nằm trong khuôn viên nhà thờ. Khi đó, họ giật mình khi nhìn thấy thi hài còn khá nguyên vẹn. Đó là một xác ướp tự nhiên.

Theo các chuyên gia, thi hài trên khô quắt, nặng khoảng 15 kg nhưng không có dấu hiệu bị phân hủy.

Theo các chuyên gia, thi hài trên khô quắt, nặng khoảng 15 kg nhưng không có dấu hiệu bị phân hủy.

Trong những năm sau đó, người ta kiểm tra các ngôi mộ trong khuôn viên nhà thờ và nhận thấy hàng chục thi hài đều được ướp xác tự nhiên sau khi chôn cất.

Trong những năm sau đó, người ta kiểm tra các ngôi mộ trong khuôn viên nhà thờ và nhận thấy hàng chục thi hài đều được ướp xác tự nhiên sau khi chôn cất.

Các chuyên gia đã nghiên cứu những xác ướp này và khám phá được một số bí mật thú vị. Trong đó, một số cơ quan nội tạng của người chết còn gần như vẹn nguyên. Màu da của những thi hài có màu vàng nâu.

Các chuyên gia đã nghiên cứu những xác ướp này và khám phá được một số bí mật thú vị. Trong đó, một số cơ quan nội tạng của người chết còn gần như vẹn nguyên. Màu da của những thi hài có màu vàng nâu.

Mỗi xác ướp tự nhiên được chôn cất ở nhà thờ Saint Andrew nặng khoảng 10 - 20 kg.

Mỗi xác ướp tự nhiên được chôn cất ở nhà thờ Saint Andrew nặng khoảng 10 - 20 kg.

Trong số này, một giả thuyết cho rằng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực nhà thờ đã góp phần giúp bảo quản những thi hài này.

Trong số này, một giả thuyết cho rằng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực nhà thờ đã góp phần giúp bảo quản những thi hài này.

Một số nhà khoa học nghi ngờ Hypha tombicina - một loại nấm ký sinh có thể liên tục khử nước bên trong thi hài giúp ngăn quá trình phân hủy.

Một số nhà khoa học nghi ngờ Hypha tombicina - một loại nấm ký sinh có thể liên tục khử nước bên trong thi hài giúp ngăn quá trình phân hủy.

Giả thuyết này được nhiều người ủng hộ bởi nấm ký sinh Hypha tombicina được tìm thấy trên một số xác ướp và các quan tài bằng gỗ. Loại nấm này được cho là đã giúp khử nước khiến thi hài người quá cố khô quắt và gần như vẹn nguyên theo thời gian.

Giả thuyết này được nhiều người ủng hộ bởi nấm ký sinh Hypha tombicina được tìm thấy trên một số xác ướp và các quan tài bằng gỗ. Loại nấm này được cho là đã giúp khử nước khiến thi hài người quá cố khô quắt và gần như vẹn nguyên theo thời gian.

Dù vậy, các chuyên gia, nhà khoa học cho hay sẽ cần thực hiện nghiên cứu kỹ hơn để tìm kiếm các bằng chứng để làm sáng tỏ nguyên nhân khiến những thi hài hàng trăm tuổi được bảo quản tốt mà không trải qua bất kỳ phương pháp ướp xác nào.

Dù vậy, các chuyên gia, nhà khoa học cho hay sẽ cần thực hiện nghiên cứu kỹ hơn để tìm kiếm các bằng chứng để làm sáng tỏ nguyên nhân khiến những thi hài hàng trăm tuổi được bảo quản tốt mà không trải qua bất kỳ phương pháp ướp xác nào.

Mời độc giả xem video: Giật mình phát hiện xác ướp 2.500 tuổi tim vẫn đập thình thịch.

Tâm Anh (theo Thevintagenews)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-nhung-xac-uop-kho-quat-tu-nhien-o-italy-2033011.html