Giải mã phản ứng của Nga trước sự tiếp quản nhanh chóng của Taliban ở Afghanistan

Trước sự trỗi dậy của Taliban, là thành viên duy nhất có ảnh hưởng ngang nhau đối với cả hai bên ở Afghanistan, Nga được cho có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một giải pháp khả dĩ cho Afghanistan.

Chỉ trong một tuần, Taliban đã chiếm được hơn một nửa thủ phủ của Afghanistan và hiện kiểm soát vùng lãnh thổ tương đương với ít nhất một nửa diện tích Texas (Mỹ), mặc dù Mỹ vẫn còn hơn hai tuần trước khi hoàn thành kế hoạch rút quân hoàn toàn. Không nghi ngờ gì nữa, Taliban là lực lượng mạnh nhất tại Afghanistan. Các cuộc đàm phán hòa bình mới nhất ở Doha đã không ngăn cản họ tiếp tục tấn công, điều này nói lên mức độ nghiêm túc của họ trong việc thúc đẩy một giải pháp quân sự cho cuộc nội chiến Afghanistan đang diễn ra để đáp lại việc Tổng thống Ghani từ chối từ chức như bước đầu tiên hướng tới một chính phủ chuyển tiếp theo đòi hỏi của họ.

Là thành viên duy nhất có ảnh hưởng ngang nhau đối với cả hai bên ở Afghanistan, Nga được cho có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một giải pháp khả dĩ cho Afghanistan. Nguồn: khaama.com

Là thành viên duy nhất có ảnh hưởng ngang nhau đối với cả hai bên ở Afghanistan, Nga được cho có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một giải pháp khả dĩ cho Afghanistan. Nguồn: khaama.com

Hiện tại, Nga dường như vẫn coi Taliban là "hợp lý" theo những lời trước đó của Ngoại trưởng Lavrov nhưng cũng giữ nguyên lệnh cấm đối với nhóm này. Mặc dù vậy, các tuyên bố mới nhất của Moscow khiến một số người băn khoăn liệu họ có thể cân nhắc điều chỉnh lại cách tiếp cận của mình khi đối mặt với cuộc tấn công của Taliban đi ngược lại lập trường chính thức của Điện Kremlin là theo đuổi một giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc xung đột hay không. Đặc biệt, Nga đã đồng ý với các bên tham gia khác tại cuộc đàm phán Doha gần đây không công nhận bất kỳ chính phủ nào ở Afghanistan được “dựng lên thông qua việc sử dụng vũ lực”.

Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng “tất cả những điều này đều không tốt, là sai lầm” khi gần đây phản ứng về “nỗ lực giải quyết tình hình thông qua lực lượng quân sự” của Taliban. Tuy nhiên, kể từ khi Taliban cam kết “không gây ra mối đe dọa nào đối với các nhà ngoại giao và nhân viên của các đại sứ quán, lãnh sự quán và các tổ chức quốc tế”, ông Kabulov - Đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Afghanistan nói Nga không xem xét việc sơ tán Đại sứ quán của mình ở Kabul. Ông cũng nói rằng “việc chiếm giữ Kandahar không mở ra cánh cửa nào” cho Taliban tiếp quản thủ đô, đồng thời nói thêm, “Taliban không thể chiếm Kabul và vẫn chưa thực hiện được”.

Có thể là như vậy, một thành viên cấp cao của Taliban gần đây đã đe dọa rằng: “Chúng tôi sẽ bao quanh Kabul như một con anaconda (một loài rắn có thể phát triển đến kích thước lớn, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, ND). Việc kiểm soát Kabul và chế độ Afghanistan là không thể tránh khỏi, có lẽ là một vài tuần nữa”.

Lực lượng này hiện cách xa thủ đô nhiều nhất 50 km và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện dự đoán, Kabul có thể bị cô lập trong vòng 72h - theo một nguồn tin giấu tên nói với CNN. Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vladimir Sotnikov dự báo Taliban sẽ chiếm Kabul vào ngày 27/9, dịp kỷ niệm 25 năm ngày chiếm thủ đô lần đầu tiên vào năm 1996.

Phương Tây đang rút khỏi Afghanistan qua Kabul vì lo sợ cuộc hành quân sắp xảy ra của Taliban trong khi xấu hổ bỏ lại gần như tất cả các đồng minh dân sự Afghanistan trước đây của họ, chẳng hạn như các phiên dịch, những người đang sợ bị Taliban trả thù do sự hợp tác của họ. Ông Kabulov hy vọng có thể ngăn chặn bất kỳ sự tồi tệ đáng kể nào của tình hình bằng cách kêu gọi Kabul “cuối cùng cũng tỉnh táo lại và bắt đầu các cuộc đàm phán thực chất”. Không rõ ý chính xác của quan chức này vì chính phủ Afghanistan được quốc tế công nhận vừa đề nghị với Taliban một thỏa thuận chia sẻ quyền lực một ngày trước phát ngôn của ông ta nhưng có thể ngụ ý ông ta coi đề xuất đó là thiếu chân thành.

Rốt cuộc, nếu không có việc Tổng thống Ghani từ chức theo yêu cầu của Taliban, Taliban không thể dừng cuộc tấn công của mình một cách hợp lý mà không “mất mặt”. Nhà lãnh đạo Afghanistan trên thực tế đã không còn quyền lực nữa mặc dù ông vẫn hứa sẽ kiên quyết chống lại Taliban trong bài phát biểu được ghi âm trước vào hôm 13/8. Nhà ngoại giao hàng đầu của ông cho biết một ngày trước đó trong khi nói chuyện với một đài phát thanh của Nga rằng Kabul “hoàn toàn tin tưởng” vào mối quan hệ của Moscow với Taliban và thậm chí hy vọng sẽ mua trực thăng chiến đấu từ Nga, mặc dù Điện Kremlin vẫn chưa trả lời yêu cầu này. Những phát ngôn này nhằm mục đích khiến Moscow điều chỉnh lại lập trường của mình đối với cuộc xung đột, nhưng có thể sẽ thất bại.

Cường quốc Á-Âu không muốn bị coi là ủng hộ bên này hơn bên kia, do đó, tại sao họ duy trì mối quan hệ chính trị tuyệt vời với cả hai. Nói cuộc tấn công đang diễn ra của Taliban phù hợp với chính sách của Điện Kremlin là theo đuổi một giải pháp chính trị hoàn toàn hòa bình cho cuộc xung đột. Điều đó không nên được hiểu là ám chỉ rằng họ sẽ sớm thay đổi chính sách đối với Taliban. Nếu có bất cứ điều gì, Moscow có thể giao chiến với Taliban mạnh mẽ hơn bao giờ hết vì Điện Kremlin biết rằng giai đoạn này của nội chiến Afghanistan dường như sắp kết thúc và hy vọng để đảm bảo con đường dẫn đến kết quả đó không quá bất ổn.

Taliban vừa cam kết ân xá cho tất cả những ai đang chống lại lực lượng này chỉ cần họ hạ vũ khí giống như nhiều đồng nghiệp của họ đã làm ở những nơi khác trên khắp đất nước trong tuần qua để tạo điều kiện cho lực lượng này đạt được lợi nhuận trên toàn quốc. “Chiến lược anaconda” và sự quan tâm đến việc được quốc tế công nhận sau khi chiến tranh kết thúc có thể cùng với chính sách mới đó giúp Moscow đưa ra một giải pháp sáng tạo để gây sức ép buộc Ghani từ chức. Không ám chỉ bất cứ điều gì về động thái này, nhưng sẽ là khôn ngoan nếu Điện Kremlin yêu cầu Taliban tiếp tục chiếm thủ đô trong khi yêu cầu Ghani xem xét từ chức.

Vẫn theo đuổi “chiến lược anaconda” của mình và không thực hiện động thái mạnh mẽ đối với Kabul, Taliban có thể tiếp tục gây sức ép với Tổng thống Ghani bằng cách cắt đứt tất cả các nguồn cung cấp cho thủ đô ngoại trừ mức tối thiểu cần thiết để sinh sống cho dân chúng. Không sớm thì muộn, điều đó có thể kích động người dân vùng lên chống lại ông, yêu cầu ông từ chức hoặc thúc giục các thành viên yêu nước của quân đội tiến hành một cuộc binh biến nhằm lật đổ ông ta trừ khi Nga thuyết phục nhà lãnh đạo Afghanistan từ chức trước. Không có kết quả nào trong ba kết quả đó dẫn đến việc một chính phủ “bị áp đặt thông qua việc sử dụng vũ lực quân sự”, do đó đủ điều kiện để được quốc tế công nhận.

Sự xuất hiện sau đó của một chính phủ chuyển tiếp (có lẽ do Chánh án của đất nước lãnh đạo theo gợi ý của cựu Đại sứ Afghanistan tại Pakistan từ Twitter của ông này) sẽ ngay lập tức thúc đẩy tiến trình hòa bình, nhanh chóng chấm dứt giai đoạn này của Nội chiến Afghanistan (nếu không chính thức kết thúc nó), và do đó, cho phép Afghanistan cuối cùng bước vào giai đoạn tái thiết đã quá hạn lâu dài với sự hỗ trợ đầy đủ của quốc tế. Nga là thành viên duy nhất của Bộ Ba mở rộng có ảnh hưởng ngang nhau đối với cả hai bên ở Afghanistan và do đó là nước duy nhất có thể thúc đẩy thực tế giải pháp tốt nhất này, nhưng vẫn còn phải chờ xem liệu họ có cố gắng và có thành công hay không./.

CTV Lê Ngọc/VOV.VN (biên dịch) Theo oneworld.press

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/giai-ma-phan-ung-cua-nga-truoc-su-tiep-quan-nhanh-chong-cua-taliban-o-afghanistan-882795.vov