Giải mã quần đảo lửa Four Moutains còn hoạt động, nếu phun trào sẽ vượt xa của vụ St.Helens

Các nhà nghiên cứu nói rằng, nếu phun trào quần đảo lửa Four Moutains sẽ là 'vua núi lửa' thời hiện đại, sức mạnh vượt xa vụ phun trào St.Helens năm 1980.

Quần đảo Aleut là chuỗi gồm 300 đảo núi lửa tạo thành một vòng cung đảo trong Bắc Thái Bình Dương, chiếm diện tích khoảng 6.821 dặm vuông Anh (17.666 km²) và kéo dài khoảng 1.200 dặm Anh (1.900 km) về phía tây từ Bán đảo Alaska về phía Bán đảo Kamchatka.

Quần đảo này là một bộ phận riêng biệt của vùng bờ viền Thái Bình Dương rộng lớn hơn mà đến lượt bờ viền này là một bộ phận của phân vùng địa thể Hệ thống Núi Thái Bình Dương.

Quần đảo Aleut

Trong quần đảo này có quần đảo lửa Four Moutains thuộc Alaska (Mỹ). Theo tiến sĩ John Power, nhà địa vật lý tại Cục Khảo sát địa chất Mỹ và Đài quan sát núi lửa Alaska, núi lửa mới là "người khổng lồ". Ở Alaskia có một quần đảo mang tên Aleutian, còn có tên "Four Moutains".

Quần đảo này được cho là được hình thành bởi 4 ngọn núi lửa độc lập, gồm 6 đỉnh là Herert, Carlisle, Cleverland, Tana, Uliaga và Kagamil. Nhưng tiến sĩ Power và các cộng sự đã tìm ra bằng chứng cho thấy đó chỉ là những ... lỗ thông hơi của một siêu núi lửa lớn ngoài sức tưởng tượng.

Kết quả khảo cổ ở khu vực xung quanh quần đảo cho thấy các máy đo địa chấn và công cụ phân tích hóa học đã đem về bằng chứng của một vụ phun trào núi lửa cổ khổng lồ. Mảnh ghép phù hợp với hình dạng bán nguyệt gây hoài nghi của quần đảo núi lửa.

Theo nghiên cứu, miệng núi lửa này có đường kính ít nhất 19,3km, nằm sâu hàng trăm mét dưới bề mặt của vùng biển băng. Chính sự hình thành lâu năm của miệng núi lửa đã tạo ra một loạt vết đứt gãy, từ đó khiến magma rò rỉ lên bề mặt. Đây chính là các núi lửa nhỏ mà chúng ta đang trông thấy.

Quần đảo lửa Four Moutains

Đối chiếu với một số dị thường trọng lực ghi nhận từ dữ liệu vệ tinh, các kết quả khảo sát lạ về độ sâu được phát hiện từ Thế chiến thứ II, họ đã tái tạo được bản đồ đáy biển cho thấy một số cấu trúc giống sườn núi cong và một chỗ lõm sâu hơn 100m có thể chính là một phần miệng núi lửa.

Các nhà khoa học đã gặp không ít khó khăn khi khảo sát khu vực này bởi siêu núi lửa nằm quá sâu dưới đáy biển. Song các chứng cứ thu thập được đủ để chứng minh nó đang tồn tại.

Điều đáng lo ngại lại là các núi lửa tạo nên Four Mountains vẫn còn hoạt động, tức bản thân siêu núi lửa chưa "chết". Dự báo, nếu nó phun trào, nó sẽ trở thành "vua núi lửa" của thời hiện đại. Sức mạnh của nó vượt xa cả vụ phun trào St.Helens năm 1980 đã san thành bình địa hàng trăm km2 đất đai, phủ đầy tro bụi lên 11 tiểu bang ở Mỹ.

Song nếu xét về lịch sử Trái Đất, siêu núi lửa mới này chỉ đạt sức mạnh 1/10 so với vụ phun trào Yellowstones 640.000 năm về trước.

"Nó có khả năng làm thay đổi thế giới, nhưng không phải là kết thúc của thế giới", nhà núi lửa học Adam Kent của Đại học Bang Oregon (Mỹ), đánh giá.

Hương Quỳnh

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/quan-dao-lua-four-moutains-van-con-hoat-dong-24816.html