Giải mã sự quyến rũ của thức ăn

Bạn nghĩ rằng sự thèm ăn xuất phát từ nhu cầu cơ thế hay từ do bộ não của bạn điều khiển? Thèm ăn có liên quan đến cảm xúc bản thân hay vì lý do nào khác?

Bạn có thường xuyên thèm một số thực phẩm nhất định như sôcôla, đồ ăn nhanh hoặc đồ tráng miệng? Khi cơn đói ập đến, tâm trí sẽ “kêu gào” cơ thể bạn ăn một trong những loại thực phẩm đó. Bạn có thể đã nghe qua rằng cơ thể sẽ đòi hỏi thức ăn khi bạn thiếu một loại chất dinh dưỡng hoặc khoáng chất nào đó. Điều đó không hẳn hoàn toàn đúng.

Nếu bạn đang “thèm thuồng” một thanh sôcôla, nó không có nghĩa là cơ thể của bạn thiếu đường. Vậy làm cách nào não bộ nhận ra chúng ta đang cần một loại thực phẩm đặc biệt? Cơ thể phản ứng thế nào khi thức ăn cần thiết đã được đáp ứng? Chúng tôi chắc chắn những câu hỏi này đã giúp bạn suy nghĩ về quan niệm của sự thèm ăn thật sự là như thế nào. Đây là những gì chúng tôi đã phát hiện ra.

Khi cơn thèm ăn đến, tâm trí nói với cơ thể rằng bạn cần phải ăn loại thức ăn đó và đó là khi bạn nhận ra rằng bạn đang ham muốn ăn. Cơ quan bị đổ lỗi là não, bởi vì có một số vùng ở não gồm thùy nhỏ (insula), nhân đuôi (caudate) và hồi hải mã (hippocampus) sẽ được kích hoạt ngay khi bạn thèm ăn bất kỳ loại thực phẩm nào. Những khu vực này của bộ não có trách nhiệm kết nối trí nhớ và niềm vui với sự thèm ăn. Vì vậy, nếu bạn trải qua một cơn thèm ăn và được thỏa mãn ở một mức độ nào đó, có khả năng các vùng não này sẽ được kích hoạt nhiều lần khiến bạn cảm thấy đói hoặc khao khát dùng lại loại thực phẩm đó.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Farah Afreen ở New Delhi: “Như chúng ta đều biết rằng ruột chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn và thải bỏ phần thừa. Khi thức ăn đến dạ dày, một số hoóc môn trong ruột được tiết ra. Những chuỗi phản ứng hóa sinh này được kích hoạt từ ruột đến cuống não và vùng dưới đồi (hypothalamus) để ngăn chặn việc tiêu thụ thức ăn. Các hoóc môn như vậy bao gồm hoóc môn kích thích hoóc môn peptide và cholecystokinin. Mặc dù có rất nhiều lý do cho sự thèm ăn nhưng một trong số đó là sự mất cân bằng hoóc môn và enzim hay nói cách khác là sự mất cân bằng trong quá trình trao đổi chất”.

Khi cơn đói ập đến, tâm trí nói với cơ thể rằng bạn cần ăn món ăn đó

Khi cơn đói ập đến, tâm trí nói với cơ thể rằng bạn cần ăn món ăn đó

Ngoài lý do này, thèm muốn thức ăn còn có liên quan đến cảm xúc và ham muốn. Bạn thèm ăn khi cảm xúc bị ảnh hưởng. Đối với hầu hết chúng ta, sự thèm muốn thức ăn bắt đầu khi chúng ta căng thẳng hoặc lo lắng. Đó là một khuynh hướng chung để ăn những thực phẩm giàu carbohydrate vì chúng có khả năng làm tăng mật độ của hoóc môn serotonin có tác dụng làm dịu những vấn đề của não bộ.

Một lý do khác để thèm ăn một số món nhất định là khi chúng ta đói quá lâu, chúng ta càng thèm ăn những món ưa thích mặc dù chúng có thể là loại thực phẩm giàu chất béo hoặc nhiều carbohydrate và đó là khi ba vùng của não bộ bắt đầu hoạt động.

Làm thế nào để chống lại cơn thèm ăn?

Để tránh quá khát khao hoặc chỉ đơn giản là bị thèm muốn quá mức, bạn bắt buộc phải “nhâm nhi thức ăn” mỗi 3-4 giờ để bạn không cảm thấy cần thiết phải ăn quá nhiều, quá nhanh; đây là cách để đánh lừa bộ não của bạn. Luôn luôn chuẩn bị sẵn những thực phẩm lành mạnh phòng khi cơn đói tấn công, bạn có thể ăn từ từ và nuôi dưỡng não bộ đủ để nó dừng nói với bạn cần phải ăn những món ăn khiến bạn hài lòng.

Hãy nhớ rằng, thèm ăn có thể dẫn đến béo phì và tăng cân quá mức; vì thế, đừng để não điều khiển bạn; thay vào đó hãy lừa nó và giành chiến thắng trong cuộc chiến này.

Phương Thảo (Theo NDTV)

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/food/giai-ma-su-quyen-ru-cua-thuc-1712265.html