Giải mã về loài chuột duy nhất trên thế giới mang chất độc có thể hạ gục cả loài voi
Loài chuột có mào châu Phi luôn tỏ ra bất cần đời và chẳng sợ ai cả. Dường như chúng biết trên cơ thể mình có độc nên chấp hết tất cả.
Nhà sinh vật học tại Đại học Utah và Viện Bảo tồn sinh vật Smithsonina cho biết, loài chuột có mào châu Phi trông khá giống chồn hôi nhưng có bộ lông cứng. Tuy nhỏ bé nhưng loài chuột này rất ngông nghênh, không sợ ai cả.
Loài chuột có mào châu Phi trái ngược hoàn toàn với hầu hết đồng loại gặm nhấm nhanh nhẹn và lém lỉnh của chúng, Lophiomys imhausi thường lừ đừ, uể oải giống loài nhím. Khi nó bị dồn vào thế bí, phần lông dọc lưng nó sẽ dựng đứng lên nhọn hoắt hoặc giống như kiểu đầu mohawk để lộ các hàng lông đen trắng chạy dọc hai bên sườn, với trung tâm là một mảng lông đặc biệt màu nâu có kết cấu giống tổ ong.
Loài chuột mào châu Phi
Theo nghiên cứu những sợi lông xốp đó chứa một chất độc đủ mạnh để đánh gục cả con voi. Loài chuột có mào châu Phi thường gặm nhấm các cành cây độc, nhưng không phải để lấy chất dinh dưỡng. Thay vào đó chúng nhai kỹ những mẩu thân cây và nhổ lên lông của mình.
Chỉ cần như vậy, chúng đã tạo ra cho mình một lớp áo khoác hóa học để bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi ghê gớm như linh cẩu, chó hoang. Chính tập tính này đã biến chúng thành loài gặm nhấm có độc duy nhất trên thế giới.
Nghiên cứu về loài chuột mào châu Phi của tiến sĩ Weinstein được đăng trên tạp chí Mammalogy vào trung tuần tháng 11. Đây không phải nghiên cứu đầu tiên nhưng nó đã củng cố vững chắc hơn một giả thuyết đã được đưa ra cách đây gần 1 thập kỷ và cung cấp cái nhìn tổng quát về đời sống xã hội của động vật.
Cũng theo tiến sĩ Weinstein, người dân Đông Phi từ lâu đã biết về kịch độc của loài chuột có mào này. Bởi con vật nhỏ bé này đã nhiều lần hạ gục đối thủ và những chú chó có tính tò mò.
Sợi lông của chuột mào châu Phi
Vào năm 2011, một nhóm nghiên cứu đã ghi nhận chất độc của loài chuột này được tiết ra từ Acokanthera schimperi. Đây là một loại cây thường được các thợ săn thu hoạch ép nước để tẩm vào các mũi tên của họ.
Nghiên cứu trong năm 2011 cũng chỉ ra, chỉ có loài chuột có mào được nuôi nhốt đã có hành vi tai quái này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng, đó chỉ là hành vi ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Weinstein bắt 25 con chuột mào và theo dõi chúng trong phòng thí nghiệm thì thấy chúng đã gặm cây Acokanthera rồi nhả bã vào bôi nước lên lông của chúng.
Từ đó các nhà nghiên cứu tin rằng, loài chuột này tự tẩm độc lên lưng để bảo vệ bản thân. Chúng không hề nuốt chất độc này vào bên trong cơ thể.
Nhờ sự tinh ranh này mà những con chuột mào được hưởng sự tự do, an toàn ở ngoài thiên nhiên. Thậm chí nhờ tấm áo giáp này mà chúng bình thản sinh sống, chăm sóc con cái mà không sợ kẻ thù nào.