Giải mã vũ khí 'lửa biển' cực đáng sợ của người xưa

Ngọn lửa Hy Lạp đã được đế chế Đông La Mã sử dụng từ thế kỷ 7 để đẩy lui các cuộc xâm lược của người Arab trong nhiều năm. Do cháy dữ dội hơn khi tiếp xúc với nước nên nó còn được gọi vũ khí 'lửa biển'.

 Vũ khí "lửa biển" là tên gọi khác của ngọn lửa Hy Lạp - một trong những phát minh quân sự có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, đế chế Đông La Mã (hay còn gọi Byzantine) đã sử dụng ngọn lửa Hy Lạp từ thế kỷ thứ 7.

Vũ khí "lửa biển" là tên gọi khác của ngọn lửa Hy Lạp - một trong những phát minh quân sự có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, đế chế Đông La Mã (hay còn gọi Byzantine) đã sử dụng ngọn lửa Hy Lạp từ thế kỷ thứ 7.

Quân đội đế chế Đông La Mã sử dụng hiệu quả vũ khí "lửa biển" để đẩy lui các cuộc xâm lược của người Arab.

Quân đội đế chế Đông La Mã sử dụng hiệu quả vũ khí "lửa biển" để đẩy lui các cuộc xâm lược của người Arab.

Ngọn lửa Hy Lạp được nhiều chuyên gia tin rằng là phát minh của Kallinikos - kiến trúc sư người Do Thái chạy trốn từ Syria đến kinh đô Constantinople của Byzantine. Kallinikos sáng chế ra vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp này vào thế kỷ 7.

Ngọn lửa Hy Lạp được nhiều chuyên gia tin rằng là phát minh của Kallinikos - kiến trúc sư người Do Thái chạy trốn từ Syria đến kinh đô Constantinople của Byzantine. Kallinikos sáng chế ra vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp này vào thế kỷ 7.

Để tạo ra ngọn lửa Hy Lạp, Kallinikos đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm các loại vật liệu khác nhau. Cuối cùng, ông đã tạo ra một hỗn hợp chất lỏng giúp tạo ra ngọn lửa tàn khốc.

Để tạo ra ngọn lửa Hy Lạp, Kallinikos đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thử nghiệm các loại vật liệu khác nhau. Cuối cùng, ông đã tạo ra một hỗn hợp chất lỏng giúp tạo ra ngọn lửa tàn khốc.

Vũ khí hủy diệt này càng bùng cháy dữ dội hơn khi tiếp xúc với nước. Vậy nên, nó còn được gọi vũ khí "lửa biển".

Vũ khí hủy diệt này càng bùng cháy dữ dội hơn khi tiếp xúc với nước. Vậy nên, nó còn được gọi vũ khí "lửa biển".

Không những vậy, vũ khí "lửa biển" còn tạo ra một tiếng gầm lớn và nhả nhiều khói khiến mọi người liên tưởng đến hơi thở của một con rồng. Khi chứng kiến cảnh này, không ít binh lính địch khiếp sợ, mất tinh thần chiến đấu.

Không những vậy, vũ khí "lửa biển" còn tạo ra một tiếng gầm lớn và nhả nhiều khói khiến mọi người liên tưởng đến hơi thở của một con rồng. Khi chứng kiến cảnh này, không ít binh lính địch khiếp sợ, mất tinh thần chiến đấu.

Ngọn lửa Hy Lạp còn có thể bám vào mọi bề mặt từ giàn buồm, cánh buồm, vỏ tàu, thậm chí cả con người, sẽ nhanh chóng bắt lửa nếu tiếp xúc với vũ khí nguy hiểm này.

Ngọn lửa Hy Lạp còn có thể bám vào mọi bề mặt từ giàn buồm, cánh buồm, vỏ tàu, thậm chí cả con người, sẽ nhanh chóng bắt lửa nếu tiếp xúc với vũ khí nguy hiểm này.

Để dập tắt ngọn lửa Hy Lạp, người ta chỉ có thể sử dụng một hỗn hợp kỳ lạ bao gồm giấm, cát và nước tiểu cũ.

Để dập tắt ngọn lửa Hy Lạp, người ta chỉ có thể sử dụng một hỗn hợp kỳ lạ bao gồm giấm, cát và nước tiểu cũ.

Kallinikos đã dâng công thức chế tạo vũ khí "lửa biển" cho hoàng đế Byzantine. Nhờ vậy, nhà vua đã cho quân đội dùng nó một cách hiệu quả. Điển hình là việc quân đội Byzantine 2 lần đẩy lùi cuộc vây hãm Constantinople của người Arab vào năm 678 và giai đoạn từ năm 717 - 718.

Kallinikos đã dâng công thức chế tạo vũ khí "lửa biển" cho hoàng đế Byzantine. Nhờ vậy, nhà vua đã cho quân đội dùng nó một cách hiệu quả. Điển hình là việc quân đội Byzantine 2 lần đẩy lùi cuộc vây hãm Constantinople của người Arab vào năm 678 và giai đoạn từ năm 717 - 718.

Trải qua nhiều thế kỷ, công thức tạo ra vũ khí "lửa biển" bị thất truyền. Không ít chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm hiểu, tái tạo công thức nhưng vẫn chưa thành công.

Trải qua nhiều thế kỷ, công thức tạo ra vũ khí "lửa biển" bị thất truyền. Không ít chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực tìm hiểu, tái tạo công thức nhưng vẫn chưa thành công.

Mời độc giả xem video: Để “nhìn thấu” tương lai, người La Mã cổ đại dùng “độc chiêu” này.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-vu-khi-lua-bien-cuc-dang-so-cua-nguoi-xua-1951578.html