Giải mật 3 trận chiến đoạt mạng nhiều người nhất trong Thế chiến 2

Trong Thế chiến 2, một số trận chiến đoạt mạng nhiều người nhất diễn ra trong thời gian ngắn. Hai bên tham chiến triển khai quân số lớn và sử dụng nhiều vũ khí khủng khiến con số thương vong lớn từ 1 - 2 triệu người.

Trận Rzhev là một trong những trận chiến đoạt mạng nhiều người nhất trong Thế chiến 2. Cuộc chiến khốc liệt này diễn ra tại một thị trấn nhỏ ở tây bắc Liên Xô.

Trận Rzhev là một trong những trận chiến đoạt mạng nhiều người nhất trong Thế chiến 2. Cuộc chiến khốc liệt này diễn ra tại một thị trấn nhỏ ở tây bắc Liên Xô.

Diễn ra từ tháng 10/1941 - 3/1943, trận Rzhev là cuộc chiến cam go ác liệt giữa phát xít Đức với Hồng quân Liên Xô. Tại đây, quân Đức xây 559 ụ súng bằng đất và gỗ cùng các hố chiến đấu cá nhân. Lính Đức cũng đào 7 km đường hào chống tăng. 1/2 quân số Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tập trung của Đức đóng quân tại vùng chiến sự này.

Diễn ra từ tháng 10/1941 - 3/1943, trận Rzhev là cuộc chiến cam go ác liệt giữa phát xít Đức với Hồng quân Liên Xô. Tại đây, quân Đức xây 559 ụ súng bằng đất và gỗ cùng các hố chiến đấu cá nhân. Lính Đức cũng đào 7 km đường hào chống tăng. 1/2 quân số Cụm Tập đoàn quân Trung tâm tập trung của Đức đóng quân tại vùng chiến sự này.

Trong bối cảnh đó, Hồng quân Liên Xô cũng triển khai lực lượng quân sự lớn cùng nhiều vũ khí khí tài để chặn đứng bước tiến của quân Đức quốc xã.

Trong bối cảnh đó, Hồng quân Liên Xô cũng triển khai lực lượng quân sự lớn cùng nhiều vũ khí khí tài để chặn đứng bước tiến của quân Đức quốc xã.

Sau hơn 1 năm, trận chiến Rzhev với phần thắng thuộc về phát xít Đức. Trong trận chiến này, Hồng quân Liên Xô có hơn 1,3 triệu người thương vong và mất tích. Trong khi đó, phát xít Đức mất khoảng 400.000 - 700.000 người.

Sau hơn 1 năm, trận chiến Rzhev với phần thắng thuộc về phát xít Đức. Trong trận chiến này, Hồng quân Liên Xô có hơn 1,3 triệu người thương vong và mất tích. Trong khi đó, phát xít Đức mất khoảng 400.000 - 700.000 người.

Trận Stalingrad được giới chuyên gia nhận định là một trong những trận đánh có quy mô lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Theo ước tính, tổng số người thương vong và mất tích của Liên Xô và Đức quốc xã trong trận Stalingrad khoảng 2 triệu người.

Trận Stalingrad được giới chuyên gia nhận định là một trong những trận đánh có quy mô lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Theo ước tính, tổng số người thương vong và mất tích của Liên Xô và Đức quốc xã trong trận Stalingrad khoảng 2 triệu người.

Diễn ra từ tháng 7/1942 - 2/1943, trận Stalingrad diễn ra ở thành phố cùng tên của Liên Xô. Cuộc chiến chia làm 2 giai đoạn chính: Hồng quân phòng ngự (từ tháng 7/1942 - 11/1942) và Hồng quân phản công (từ tháng 11/1942 - 2/1943).

Diễn ra từ tháng 7/1942 - 2/1943, trận Stalingrad diễn ra ở thành phố cùng tên của Liên Xô. Cuộc chiến chia làm 2 giai đoạn chính: Hồng quân phòng ngự (từ tháng 7/1942 - 11/1942) và Hồng quân phản công (từ tháng 11/1942 - 2/1943).

Trong thời gian đó, quân Đức và Liên Xô thường xuyên có những cuộc đụng độ dữ dội khiến 2 bên tổn thất lớn. Với tinh thần chiến đấu quả cảm, quyết không lùi bước, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong trận Stalingrad.

Trong thời gian đó, quân Đức và Liên Xô thường xuyên có những cuộc đụng độ dữ dội khiến 2 bên tổn thất lớn. Với tinh thần chiến đấu quả cảm, quyết không lùi bước, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong trận Stalingrad.

Trận chiến Berlin giữa Hồng quân Liên Xô với phát xít Đức diễn ra từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5/1945. Theo ước tính, hơn 1 triệu người thiệt mạng trong cuộc chiến này.

Trận chiến Berlin giữa Hồng quân Liên Xô với phát xít Đức diễn ra từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5/1945. Theo ước tính, hơn 1 triệu người thiệt mạng trong cuộc chiến này.

Trong trận chiến Berlin, Hồng quân Liên Xô nhận được sự hậu thuẫn của Tập đoàn quân Ba Lan đông tới 200.000 người. Trong khi đó, quân phát xít Đức nhận được sự hỗ trợ từ hàng ngàn binh sĩ nước ngoài để tiếp tục chiến đấu chống Liên Xô.

Trong trận chiến Berlin, Hồng quân Liên Xô nhận được sự hậu thuẫn của Tập đoàn quân Ba Lan đông tới 200.000 người. Trong khi đó, quân phát xít Đức nhận được sự hỗ trợ từ hàng ngàn binh sĩ nước ngoài để tiếp tục chiến đấu chống Liên Xô.

Dù vậy, Đức quốc xã không thể lật ngược tình thế khi đối đầu với lực lượng Liên Xô hùng mạnh. Đến tối ngày 30/4/1945, Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức. Ngày hôm sau, quân kỳ Liên Xô tung bay trên nóc tòa nhà biểu tượng cho phát xít Đức. Theo đó, "sào huyệt" của Hitler bị Liên Xô tiêu diệt, chính quyền đệ tam sụp đổ.

Dù vậy, Đức quốc xã không thể lật ngược tình thế khi đối đầu với lực lượng Liên Xô hùng mạnh. Đến tối ngày 30/4/1945, Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức. Ngày hôm sau, quân kỳ Liên Xô tung bay trên nóc tòa nhà biểu tượng cho phát xít Đức. Theo đó, "sào huyệt" của Hitler bị Liên Xô tiêu diệt, chính quyền đệ tam sụp đổ.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo Grunge)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-mat-3-tran-chien-doat-mang-nhieu-nguoi-nhat-trong-the-chien-2-1590111.html