Giải pháp bền vững về an toàn cháy trong công trình hiện đại

Vấn đề an toàn cháy tại các công trình chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng hay công trình thương mại đang nhận được nhiều sự chú ý từ dư luận, đặc biệt trong bối cảnh số vụ tai nạn cháy nổ ngày càng gia tăng. Vào ngày 11-9-2023 vừa qua, Công ty TNHH Knauf Việt Nam và Công ty TNHH Hilti Việt Nam đồng tổ chức hội thảo 'Making Construction Better' với sự tham gia của các diễn giả đầu ngành nhằm cập nhật những quy định về phòng cháy chữa cháy, quy trình kiểm định đối với vật liệu cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong công tác thiết kế và thi công của các công trình hiện nay.

Số liệu do Bộ Công an rà soát cho thấy, đến nay toàn quốc vẫn còn 8,114 công trình tại 51 địa phương chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng đã đưa vào sử dụng, chưa khắc phục đầy đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo QCVN 06:2022/BXD của Bộ Xây dựng.

Nhằm đáp ứng quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD, nhu cầu tìm kiếm vật liệu chống cháy và giải pháp ngăn cháy ngày một gia tăng. Việc đáp ứng nghiêm túc và đầy đủ theo quy chuẩn không chỉ giúp công trình sớm được đưa vào sử dụng, mà trên hết là bảo vệ an sự toàn, tài sản và tính mạng của những người trực tiếp sử dụng công trình đó.

Một số vị trí cần phải đặc biệt lưu ý khi áp dụng các giải pháp chống cháy như hành lang lối thoát hiểm, ống thông gió, nơi đặt máy móc/thiết bị điện tử, các khe hở nơi có những bộ phận đi xuyên qua lỗ mở xuyên tường hay xuyên sàn; các phần liên kết giữa tường – tường, tường – sàn, đỉnh đầu tường,…

Bên cạnh đó, nhu cầu về vật liệu chống cháy đạt quy định mà vẫn thân thiện với môi trường cũng ngày một được quan tâm nhiều hơn.

Các loại vật liệu và tấm thạch cao sử dụng trong xây dựng hiện nay có thành phần chủ yếu là vật liệu vô cơ, được xếp vào nhóm vật liệu không cháy (CV0).

Bảng B.6 trong Quy chuẩn QCVN06/2022/BXD. Theo đó, cấp nguy hiểm cháy của vật liệu được xếp từ CV0- CV5, với mức độ càng cao thì càng cho thấy sự nguy hiểm của vật liệu khi cháy.

Bảng B.6 trong Quy chuẩn QCVN06/2022/BXD. Theo đó, cấp nguy hiểm cháy của vật liệu được xếp từ CV0- CV5, với mức độ càng cao thì càng cho thấy sự nguy hiểm của vật liệu khi cháy.

Hiện nay, tấm thạch cao chống cháy đã và đang được ứng dụng rộng rãi bởi vật liệu thạch cao không sản sinh khói độc khi cháy, khả năng cách nhiệt tốt cũng như khả năng ngăn chặn khói lan sang các không gian khác.

Một số ứng dụng nổi bật của giải pháp chống cháy bằng tấm thạch cao như: vách chống cháy, trần chống cháy hoặc bọc ống thống gió cho các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, chung cư cao tầng… hay giải pháp bọc cột và bọc dầm chống cháy cho các khu nhà xưởng.

Để ngăn ngừa đốm lửa nhỏ phát triển thành đám cháy lớn thì bên cạnh các bộ phận ngăn cháy như vách, sàn và trần cần phải đạt yêu cầu về chống cháy, các chi tiết mối nối và khe hở trên những bộ phận ngăn cháy cần phải được chèn bịt đúng loại vật liệu và đúng quy cách để không làm giảm các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy theo yêu cầu của kết cấu.

Tại hội thảo, ông Hoàng Anh Giang, Phó giám đốc Viện chuyên ngành kết cấu CTXD – Viện KHCN Xây dựng (IBST) nói: “Khi cân nhắc các sản phẩm có yêu cầu về đặc tính kỹ thuật an toàn cháy cần phải có cơ sở về nguồn gốc, chủng loại và phạm vi cũng như cách thức áp dụng. Quan trọng là nhận thức của người sử dụng và đối tác liên quan đến các giải pháp chống cháy có nhận ra loại sản phẩm và vật liệu có đảm bảo đáp ứng được quy chuẩn hay không, đáp ứng về mặt pháp lý khi áp dụng hay không”.

Ông Hoàng Anh Giang, Phó giám đốc Viện chuyên ngành kết cấu CTXD – Viện KHCN Xây dựng (IBST) chia sẻ tại Hội thảo.

Ông Hoàng Anh Giang, Phó giám đốc Viện chuyên ngành kết cấu CTXD – Viện KHCN Xây dựng (IBST) chia sẻ tại Hội thảo.

Còn ông Hoàng Duy Kiên – Giám đốc công ty ARUP Việt Nam thì cho rằng các công trình có xu hướng phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Phương pháp thiết kế dựa trên hiệu suất (performance-based design) sẽ là cơ sở khả thi để xử lý những tình huống này, trong khuôn khổ phát triển của lĩnh vực thiết kế phòng cháy chữa cháy và an toàn cháy nói chung.

Ông Hoàng Duy Kiên, Giám đốc Công ty ARUP Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Ông Hoàng Duy Kiên, Giám đốc Công ty ARUP Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.

Chủ đề “An toàn cháy” không chỉ là trách nhiệm của một ban ngành, một nhà sản xuất hay một công ty cụ thể, mà đó là sự đóng góp, sự đồng hành của tất cả lực lượng có liên quan trong ngành. Knauf và Hilti tự hào là một trong những đơn vị trong ngành, luôn sẵn sàng chung tay góp sức để mang đến những giải pháp chống cháy chất lượng và bền vững cho cộng đồng.

Tìm hiểu thêm về các hệ giải pháp của Knauf tại: https://www.knaufapac.com/vi_vn/

Tìm hiểu thêm về Hilti và các giải pháp của Hilti tại: www.hilti.vn

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/giai-phap-ben-vung-ve-an-toan-chay-trong-cong-trinh-hien-dai/