Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh thực hiện từ nhiều năm nay. Nhìn lại tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cho thấy bước đầu đã mang lại một số kết quả tích cực nhưng thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Những chuyển biến tích cực

Thực hiện Đề án tái cơ câúdoanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo tinh thần Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ, trong giai đoạn 2011-2015 đã mang lại chuyển biến tích cực trên nhiêùphương diện.

Trong thời gian qua, hànhlang pháp lý cho hoạt động của DN nói chung và DNNN nói riêng đã cơ bản đượchoàn thiện, điển hình như: Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sảnxuất, kinh doanh tại DN và Luật DN năm 2014. Cùng với đó, Chính phủ đã ban hànhhàng loạt nghị định nhằm nâng cao vai trò quản lý, giám sát tài chính tại DN. Cụthể, Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về việc ban hành Quy chế giámsát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đôívới DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước; Nghị định số 87/2015/NĐ-CPngày 6/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN, giám sát tài chính, đánhgiá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và DN có vốnnhà nước; Nghị định số 71/2013/ NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn nhà nước vàoDN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Nghị địnhsố 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụngvốn, tài sản tại DN. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết địnhsố 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch,niêm yết trên thị trường chứng khoán của DNNN; Quyết định số 41/2015/QĐ-TTgngày 15/9/2015 về bán cổ phần theo lô… nhằm đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nướctại DN. Cùng với đó là các chính sách nhằm đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) DNNN như:Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày20/11/2013; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 (sắp xếp, đổi mới vànâng cao hiệu quả các công ty nông, lâm nghiệp quốc doanh); Nghị định số116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 (ban hành theo Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày01/6/2015 của Chính phủ với 9 nội dung theo phụ lục kèm theo); Quyết định số22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 CPH các đơn vị sự nghiệp…

Với việc ban hành hàng loạtchính sách trên đã tạo ra động lực giúp quá trình tái cơ cấu DNNN bước đầu manglại những kết quả quan trọng. Theo số liệu báo cáo Bộ Tài chính, trong giai đoạntừ 2011-2015, đã sắp xếp được 565 DN, trong đó CPH được 485 DN, đạt 93% kế hoạchvà sắp xếp theo các hình thức khác 80 DN; Các đơn vị đã thoái được 11.036 tỷ đồng,thu về 10.742 tỷ đồng.

Đặc biệt, kết quả hoạt độngcủa các DN sau khi CPH đã được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn 2011 – 2015,số lượng DNNN niêm yết sau CPH liên tục gia tăng, trong đó, tổng tài sản tăngbình quân 12%/năm, tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân 16%/năm, tổng vốn đầu tưchủ sở hữu tăng khoảng 18%/năm. Hầu hết các DN này hoạt động kinh doanh có lãiqua các năm và có sự tăng trưởng cả về doanh thu cũng như lợi nhuận.

Nhìn chung, thời gian quaDNNN đã tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu theo tinh thần Quyết định số 929/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ. Các cơ chế chính sách về tái cơ cấu, sắp xếp, CPH DNNNđã được ban hành đầy đủ, đồng bộ và được điều chỉnh, bổ sung theo hướng tạo thuậnlợi cho các DN thực hiện. Trên cơ sở các đề án đã được phê duyệt, các tập đoàn,tổng công ty đã tiến hành rà soát, phân loại, xác định danh mục, ngành nghề, phạmvi kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan và xây dựng kế hoạch CPH; một số tậpđoàn và tổng công ty đã xây dựng, ban hành mới hoặc hoàn thiện hệ thống quy chếquản trị nội bộ, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành nhằmtinh giảm biên chế, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.

Một số vấn đề tồn tại

Kết quả trên dù đã đem lạinhiều tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam song theo đánh giá là vẫn chưađược như kỳ vọng. Một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công tynhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổ chức triển khai phương án sắp xếp,CPH và thoái vốn.

Đặc biệt, nhận thức của mộtbộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và các DN về chủ trương tái cơ cấu DN, tuy đãcó chuyển biến nhưng chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu DN đôívới sự phát triển kinh tế – xã hội; còn tư tưởng e ngại, lo lắng về vị trí vàvai trò lãnh đạo sau CPH. Ngay cả đối với những đối tượng được sắp xếp, CPH, hâùhết là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề,tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý.

Việc thoái vốn đầu tư ngoàingành tại hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn chậm, đặc biệt là việcthoái vốn của các DN phải thực hiện theo nguyên tắc bảo toàn vốn. Tổng số tiềnthu về từ thoái vốn còn thấp so với tổng số vốn đã đầu tư do phần lớn các khoảnđầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút các nhà đâùtư. Thêm vào đó, trong quá trình thoái vốn, các DN còn gặp nhiều khó khăn về cơchế đánh giá tài sản là giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu, tài sản trí tuệ,việc đối chiếu và xử lý nợ tồn đọng, tìm kiếm đối tác chiến lược, xử lý lao độngdôi dư...

Các DN sau khi sắp xếp lại,CPH, chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên chưa có sự đổi mới thực chất vềquản trị kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn yếu. Năng lực cạnh tranh của cácDN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, trình độ công nghệ, năng suấtlao động của nhiều DN còn thấp.

Tiến độ thực hiện tái cơ câúcác DNNN còn chậm so với yêu cầu, đặc biệt trong việc phân bổ lại nguồn lực hiệncó và phương thức quản trị DN hiện đại theo xu thế của thế giới. Việc triểnkhai thực hiện tái cơ cấu DNNN chưa xác định được cụ thể điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và thách thức của từng DN, qua đó có giải pháp tái cơ cấu, phát triển DN màchủ yếu đang thực hiện theo hình thức chuyển giao, sắp xếp, tổ chức lại trong nôịbộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các DNNN.

Một số bộ, ngành, địa phương,tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực tổchức triển khai Đề án tái cơ cấu cũng như phương án sắp xếp, CPH và thoái vốn.Chưa kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quátrình thực hiện nên cũng dẫn đến chậm tiến độ. Công tác sắp xếp lao động trongquá trình tái cơ cấu DN còn nhiều vướng mắc.

Các hình thức sắp xếp khácnhư: giao, bán, chuyển đổi thành công ty TNHH; tổ chức lại, giải thể DN vẫn chưaphát huy được hiệu quả. Việc chuyển đổi các công ty nhà nước sang hoạt độngtheo hình thức công ty TNHH nhà nước một thành viên chưa có sự đổi mới về cơ chếquản lý, chưa nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sau chuyển đổi…

Quan điểm và giải pháptrong giai đoạn mới

Quan điểm tái cơ cấu

Đảng, Nhà nước ta đã xác địnhrõ vai trò cũng như quan điểm đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động củaDNNN là:

- DNNN là lực lượng nòng cốtcủa kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ đểNhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chứcvà hoạt động của DNNN phải tuân theo những quy luật khách quan của kinh tế thịtrường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước và chịu sự chi phối, giám sát toàndiện của chủ sở hữu là Nhà nước;

- DNNN phải tiếp tục sắp xếp,đổi mới và nâng cao hiệu quả để có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnhvực then chốt và địa bàn quan trọng phù hợp với thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế;phù hợp chiến lược phát triển công nghiệp; có khả năng cạnh tranh trên thị trườngquốc tế. Những DNNN có lợi thế do Nhà nước giao, có ưu thế độc quyền tự nhiênphải được quản lý theo cơ chế phù hợp để đảm bảo điều kiện kinh doanh công bằngvới các DN trong các khu vực kinh tế khác; Tạo ra tính cạnh tranh với DN nướcngoài (hình thành các DN đủ lớn để cạnh tranh trên thị trường, làm đầu tàu hỗtrợ cho các DN vừa và nhỏ);

- Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN; đổi mơívà nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong DNNN;

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiệntái cơ cấu từng phần (tập trung vào tái cơ cấu tài chính, quản trị DN); Tái cơcấu phải gắn với CPH và tăng cường năng lực cạnh tranh, đảm bảo các nguyên tắcthị trường; phải rà soát tổng thể, xác định rõ mục tiêu, tăng cường hiệu quả hoạtđộng của DN, đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, ổn định kinh tế - xã hội…

Giải pháp cho giai đoạn mới

Để đẩy nhanh tiến độ và nângcao hiệu quả việc sắp xếp, tái cơ cấu DNNN trong giai đoạn tới. Các tập đoànkinh tế, tổng công ty nhà nước, DNNN cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm nhưviệc thu gọn số lượng DNNN trong nền kinh tế, tập trung nguồn lực đầu tư vàocác DN quan trọng, cần thiết gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng; các DNNN cầnnắm giữ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại DNNN, nâng cao hiệu quảhoạt động và sức cạnh tranh theo cơ chế thị trường, bảo đảm thực hiện tốt nhiệmvụ được giao. Để đạt được mục tiêu này cần tập trung vào các giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tập trung nghiên cứu xây dựng hoàn thiệncác cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt độngDNNN như ban hành tiêu chí phân loại DNNN cho phù hợp với giai đoạn tới; banhành Điều lệ và Quy chế tài chính phù hợp với Luật DN và Luật Quản lý, sử dụngvốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh; hướng dẫn các hình thức sắp xếpkhác phù hợp với hệ thống luật mới ban hành.

Hai là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Kết luậncủa Đảng và các cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan của Nhà nước về tiếptục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.

Ba là, các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước quán triệt, thực hiện kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu DNNN, coi đâylà nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo hoàn thành theo đúng Đề án đã đượcphê duyệt.

Bốn là, trên cơ sở tiêu chí phân loại mới ban hành, cáccác Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tậptrung xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn2016-2020.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh việc tái cơ cấu và nâng cao chấtlượng quản trị và hiệu quả hoạt động của DNNN. Tiếp tục hoàn thiện các quy chế,quy định nội bộ theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vàosản xuất, kinh doanh tại DN.

Sáu là, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ sở hưũnhà nước, tiếp tục kiện toàn bộ máy, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủsở hữu theo hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành và đơn vịcó liên quan phù hợp yêu cầu thực tiễn của quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN.

Bảy là, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát DNNN, đẩy nhanhviệc minh bạch, công khai hóa thông tin về hoạt động của DNNN. Tăng cường côngtác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các tập đoàn, tổng côngty nhà nước, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả tổ chức tái cơ câúDNNN.

Tám là, tăng cường và chủ động công tác thông tin, tuyêntruyền, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao giữa các ngành, các cấp, các DN, nhândân trong thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN.

Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tốcđộ CPH cần xác định lại cơ cấu các loại hình DN trong nền kinh tế, phân tích tươngquan về số lượng, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và triển vọng mở rộng trong thơìkỳ hội nhập. Giai đoạn 2016-2020 là thời kỳ Việt Nam thực hiện gần như đầy đủcác cam kết quốc tế trong các hiệp định thương mại thế hệ mới. Đồng thời, xác địnhđây là thời kỳ phải hoàn thành cơ bản việc cải cách DNNN, nhằm góp phần thực hiệnthành công mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướnghiện đại vào năm 2020.

Các cơ quan quản lý DNNN cầnxây dựng chương trình cải cách DN phù hợp, khoa học, quyết liệt để góp phần đâỷnhanh quá trình tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cải cáchcác loại tổ chức kinh doanh thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác củanền kinh tế cũng như góp phần xây dựng mô hình đặc trưng và mang tính mẫu mực củaDNNN Việt Nam trong thời kỳ hội nhập khác với các quốc gia khác.

TS. NGUYỄN THỊ HÀ - Học viện Tài chính

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 4/2016

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-day-manh-tai-co-cau-doanh-nghiep-nha-nuoc-trong-giai-doan-moi-80898.html