Giải quyết gánh nặng hút thuốc: Theo lối mòn sẽ bỏ lỡ các hướng khả thi

Cần có những giải pháp mới cho việc giải quyết gánh nặng hút thuốc.

Theo thống kê mới nhất của cơ quan y tế về tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành trong năm 2020 và 2015, tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc chỉ giảm 3%, từ 45,3% xuống 42,3%. Điều đó cho thấy cần có những giải pháp mới cho việc giải quyết gánh nặng hút thuốc.

Cai thuốc “miễn phí” nhưng vẫn ít được đón nhận

Cũng theo kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc lá của 34 tỉnh, thực hiện trong năm 2019-2020, tỷ lệ hút thuốc lá ở người trưởng thành là 21,7%, giảm chỉ 1% trong vòng 5 năm so với 2015.

 Hội thảo khoa học chia sẻ về tình hình sử dụng thuốc lá của 34 tỉnh 2019-2020

Hội thảo khoa học chia sẻ về tình hình sử dụng thuốc lá của 34 tỉnh 2019-2020

Dù cung cấp các giải pháp như đường dây tư vấn cai thuốc hay cung cấp miễn phí các sản phẩm hỗ trợ nhưng con số người cai thuốc thành công còn rất thấp. Không chỉ vậy, thực tế còn ghi nhận người hút thuốc không hợp tác hoặc vẫn tiếp tục hút thuốc dù mắc bệnh ung thư.

Giải pháp "mạnh tay" hơn như tăng thuế theo khuyến nghị của WHO cũng chỉ giảm 1,5% tỉ lệ hút thuốc ở nam giới, Bộ Tài chính cho biết trong Hội thảo quốc tế về chính sách thuế thuốc lá tại Việt Nam năm 2020.

“Zero thuốc lá” là mục tiêu bất khả thi

Hiện thuốc lá là ngành nghề hợp pháp ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Do đó, không chỉ không thể đặt mục tiêu “zero thuốc lá” mà mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc cũng rất mong manh. Theo báo cáo gần đây, chưa tới 1/3 quốc gia thành viên của WHO dự kiến sẽ giảm được 30% tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành theo mục tiêu 2030.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế toàn cầu khẳng định, cần tính đến biện pháp giảm tác hại cho đối tượng còn hút thuốc để giảm thiểu tác hại lên chính bản thân người hút và cộng đồng.

Một trong số giải pháp giảm tác hại là tạo cơ hội cho người hút thuốc được tiếp cận và chuyển đổi sang các sản phẩm không khói thay thế cho thuốc lá điếu. Các sản phẩm thay thế này chỉ cung cấp nicotin nhưng loại bỏ được quá trình đốt cháy, loại bỏ phần các chất gây hại có trong khói thuốc lá.

Dĩ nhiên, việc chuyển đổi này không so sánh được với việc cai hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá nhưng ít nhất khoa học đã chứng minh rằng các sản phẩm này đã loại bỏ được phần lớn các chất gây hại.

Thực tế cho thấy các giải pháp giảm tác hại có kết quả tích cực

Đến nay WHO vẫn chưa hoàn toàn chú trọng vào hướng chiến lược giảm tác hại bằng những sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thay thế thuốc lá điếu, bên cạnh chiến lược giảm cung, giảm cầu của tổ chức này.

Tuy nhiên, các nước thành viên của Công ước FCTC do WHO chủ trì đã có những bước tự quyết để chống lại sự tràn lan của nạn “dịch thuốc lá”. Theo báo cáo tháng 7-2021 của WHO, trong số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của tổ chức này đã có 184 nước cho phép kinh doanh và quản lý thuốc lá làm nóng.

Sắp tới đây, Thái Lan sẽ là nước Đông Nam Á tiếp theo chuẩn bị hợp pháp hóa thuốc lá thế hệ mới thay vì thất bại với việc tăng thuế thuốc lá điếu.

Ông Chaiwut Thanakamanusorn, Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số và Xã hội Thái Lan ủng hộ việc sử dụng công nghệ mới - “lựa chọn an toàn hơn” cho những người không thể cai thuốc lá. Việc cho phép bán thuốc lá thế hệ mới một cách hợp pháp sẽ tạo ra nhiều thuế hơn cho chính phủ Thái Lan và đặt ra các tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp này.

Ông Chaiwut Thanakamanusorn, Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số và Xã hội Thái Lan.

Ông Chaiwut Thanakamanusorn, Bộ trưởng Kinh tế Kỹ thuật số và Xã hội Thái Lan.

Hiện tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới khác đang được đề xuất kiểm soát. Việc đưa những sản phẩm này vào trực thuộc quản lý của chính phủ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề như buôn lậu, thất thoát thuế.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp cho rằng: “Thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nói riêng vừa là loại hàng hóa trong sản xuất và kinh doanh, vừa là loại sản phẩm có tác động, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, việc quản lý đối với loại sản phẩm này phải bảo đảm cả hai yêu cầu quản lý đối với hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh và quản lý theo yêu cầu, điều kiện chặt chẽ để giảm thiểu và ngăn chặn ảnh hưởng, tác hại tới sức khỏe người tiêu dùng”.

Có thể thấy, mặc dù đã nỗ lực đầu tư trong suốt hơn một thập kỷ qua nhưng tình trạng bỏ thuốc lá chưa bao giờ giảm như kỳ vọng, trong khi đó tỷ lệ hút mới ngày càng tăng. Vì vậy, các giải pháp giảm tác hại bằng việc cho phép quản lý các sản phẩm thay thế dự kiến sẽ là mảnh ghép hoàn thiện để phòng chống tác hại thuốc lá.

P.L

Nguồn PLO: https://plo.vn/giai-quyet-ganh-nang-hut-thuoc-theo-loi-mon-se-bo-lo-cac-huong-kha-thi-post682796.html